Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Một số nội dung trong các tác phẩm HCM sau 1945

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Sinh ra vµ lín lªn tr­íc c¶nh n­íc ta ®· r¬i vµo tay thùc d©n Ph¸p vµ sù b¹c nh­îc ®Çu hµng cña triÒu ®×nh phong kiÕn nhµ NguyÔn, víi lßng yªu n­íc nång nµn cña m×nh, ngµy 5.6.1911 Ng­êi thanh niªn NguyÔn TÊt Thµnh ®· rêi bÕn c¶ng Nhµ Rång ra ®i t×m ®­êng cø n­íc, cøu nh©n d©n khái sù ¸p bøc bãc lét cña bän thùc d©n, phong kiÕn. Tr¶i qua mét qu¸ tr×nh dµi lao ®éng, häc tËp, ho¹t ®éng b«n ba kh¾p c¸c n­íc n­íc trªn thÕ giíi. Th¸ng 7.1920 NguyÔn TÊt Thµnh ®· tiÕp xóc víi LuËn c­¬ng cña Lªnin vÒ vÊn ®Ò d©n téc vµ thuéc ®Þa vµ ®· t×m ra con ®­ßng cøu n­íc míi cho d©n téc ViÖt Nam- con ®­êng c¸ch m¹ng v« s¶n.
Sau khi ®Õn víi chñ nghÜa M¸c-Lªnin vµ t×m ra con ®­êng cøu n­íc, NguyÔn ¸i Quèc ®· tÝch cùc ho¹t ®éng trong §¶ng céng s¶n Ph¸p, trong phong trµo c«ng nh©n vµ nh©n d©n Ph¸p. Th¸ng 6.1923 Ng­êi ®Õn Liªn X« tham dù §¹i héi Quèc tÕ N«ng d©n, tham dù ®¹i héi V Quèc tÕ céng s¶n. Th¸ng 11.1924 NguyÔn ¸i Quèc vÒ Qu¶ng Ch©u-Trung Quèc, t¹i ®©y Ng­êi thµnh lËp Héi ViÖt Nam c¸ch m¹ng thanh niªn, xuÊt b¶n b¸o Thanh Niªn, më c¸c líp huÊn luyÖn chÝnh trÞ… Trong thêi gian nµy b»ng sù ho¹t ®éng kh«ng mÖt mái cña m×nh, NguyÔn ¸i Quèc ®· chuÈn bÞ c¸c ®iÒu kiÖn vÒ chÝnh trÞ, t­ t­ëng vµ tæ chøc cho sù ra ®êi mét chÝnh ®¶ng c¸ch m¹ng ë ViÖt Nam. Ngµy 3.2.1930 NguyÔn ¸i Quèc ®· chñ tr× Héi nghÞ hîp nhÊt c¸c tæ chøc céng trong n­íc thµnh lËp §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam. §Çu n¨m 1941 NguyÔn ¸i Quèc ®· vÒ n­íc trùc tiÕp l·nh ®¹o c¸ch m¹ng ViÖt Nam vµ hoµn chØnh ®­êng lèi cøu n­íc ®­îc nªu ra trong C­¬ng lÜnh chÝnh trÞ ®Çu tiªn, nhê ®ã mµ khi ®iÒu kiÖn ®Õn Ng­êi ®· l·nh ®¹o toµn §¶ng, toµn d©n ta ®øng lªn tiÕn hµnh cuéc tæng khëi nghÜa trong th¸ng 8.1945 th¾ng lîi lËp ra n­íc ViÖt Nam d©n chñ céng hoµ. §©y lµ th¾ng lîi ®Çu tiªn cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh.
         
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước chúng ta được độc lập, Đảng đã giành được quyền lãnh đạo đối với nhân dân, một nhà nước mới của nhân dân ra đời, nhưng cũng trong giai đoạn này đất nước chúng ta cũng đứng trước muôn vàn thử thách khó khăn, đó là chúng ta phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Do đó, yêu cầu đặt ra cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là phải củng cố được niềm tin, đoàn kết, động viên toàn thể nhân dân tham gia vào cuộc kháng chiến; tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh; nâng cao giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện những phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên …  Và đó cũng là một số những nội dung cơ bản được Hồ Chí Minh bàn đến trong một số tác phẩm của Người được viết sau 1945. Nhờ những tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân ta đã đoàn kết một lòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được được thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến bảo vệ đọc lập dân tộc.
          Trong số các tác phẩm của Hồ Chí Minh được viết sau cách mạng tháng Tám đã đề cập rất nhiều đến các vấn đề này, nhưng do giới hạn nghiên cứu của tiểu luận và năng lực nhận thức có hạn cho nên tiểu luận chỉ tập trung vào làm sáng tỏ một số những vấn đề về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, về Đảng, về xã hội mới mà nhân dân ta đang xây dựng trong một số tác phẩm của Hồ Chí Minh được viết sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
PHẦN II: NỘI DUNG

1. Vấn đề đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Người đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên và nhân dân. Theo Người đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Cũng như “sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” .

Về đạo đức cách mạng, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra 5 tiêu chuẩn ngắn gọn, súc tích và tiêu biểu của người cán bộ đảng viên gồm: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.

Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào; kiên quyết chống lại những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ, không tham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền.

Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải dấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng; lúc Đảng giao cho việc gì, bất kỳ to nhỏ đều ra sức làm cẩn thận; thấy việc gì phải thì làm, thấy việc gì đúng thì nói. Không sợ người ta phê bình mình mà phê bình người khác cũng luôn đúng đắn.
Trí là biết xem người, biết xét việc, vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, để phòng người gian. Điểm mấu chốt trong chữ trí nắm vững, sử dụng lý luận, kiến thức để nhìn nhận, cất nhắc người có khả năng chứ không phải xét qua loa hình thức, hời hợt.

Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết phải có gan sửa chữa, cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng, có gan chống lại những vinh hoa, phú quý không chính đáng, nếu cần dám hy sinh tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không rụt rè, nhút nhát.
Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không ham sung sướng, không ham người tâng bốc, xu nịnh mình. Vì vậy mà quang minh chính đại không bao giờ thoái hóa, chỉ có một thứ ham học hành, ham làm, ham tiến bộ.
Cùng với việc giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng cho đảng viên, cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi người tránh xa mọi thói hư tật xấu. Người cho rằng, những người có thói hư tật xấu là do chủ nghĩa cá nhân. "Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm". Do chủ nghĩa cá nhân mà mắc vào bệnh: tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ và những bệnh khác như "hữu danh vô thực", kéo bè kéo cánh, bệnh cận thị không trông xa thấy rộng, bệnh "cá nhân", v.v...
Trước lúc đi xa, trong bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân đăng báo Nhân Dân ngày 3-2-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở trong Đảng ta bên cạnh rất nhiều đảng viên tốt vẫn "còn có một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém". Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân. "Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ". "Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân".
Phẩm chất đạo đức như Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy đã khái quát tiến bộ mối quan hệ của người cán bộ đảng viên với Tổ quốc, với nhân dân, với đoàn thể và cá nhân. Nó phản ảnh quá trình từ tình cảm đến nhận thức trách nhiệm và ý chỉ cách mạng, hành động cách mạng. Theo người, khuyết điểm, sai lầm lớn nhất của cán bộ đảng viên thường mắc phải là chủ nghĩa cá nhân. Từ đó sinh ra các bệnh tham ô, hối lộ, hủ hóa, đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, lãng phí... Những khuyết điểm đó làm nguy hại đến uy tín của Đảng, giảm lòng tin của quần chúng đối với Đảng.

Người yêu cầu “Phải giáo dục đảng viên và cán bộ, kiên quyết cảm hóa những phần tử xấu, sửa chữa những thói xấu còn lại. Phải cố sửa chữa cho triệt nọc các chứng bệnh kiến cho Đảng càng mạnh khỏe bình an”. Còn “các đảng viên cán bộ cần phải luôn luôn tự hỏi mình, tự kiểm điểm mình và đồng chí mình, luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình, thì khuyết điểm nhất định hết dần, ưu điểm nhất định thêm lên”.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng non trẻ lại trong hoàn cảnh vừa kháng chiến vừa kiến quốc, với trách nhiệm người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm của bệnh chủ nghĩa cá nhân của những khuyết điểm, sai lầm của một số cán bộ đảng viên có tư tưởng công thần địa vị và Người có thái độ dứt khoát, kiên quyết với thói hư tật xấu để bảo vệ uy tín của Đảng, bảo vệ thành quả của cách mạng.



2. Vấn đề đoàn kết trong cách mạng
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo guơng đạo đức Hồ Chí Minh”; đọc lại tác phẩm Di chúc của Người, những lời dạy trong Di chúc mà Bác để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân mãi mãi là lời dạy thiêng liêng nhất.
Di chúc được Bác viết với sự suy tư sâu sắc, đầy trách nhiệm với dân tộc, với non sông đất nước, bằng sự cân nhắc từng ý, từng lời rất tình cảm và thận trọng thể hiện nỗi trăn trở của một con người luôn tha thiết yêu đời; nặng lòng với dân, với nước của một Người chỉ biết hy sinh phấn đấu cho nền độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu vấn đề mà được Bác nhắc đến nhiều nhất trong Di chúc đó là vấn đề đoàn kết. 
  Bác nói về Đảng, “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Bác khẳng định Đảng lấy phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc làm mục đích cao nhất. Đảng không được xa rời mục đích ấy. Ngoài mục đích ấy Đảng không có mục đích nào khác. Muốn đạt được mục đích đó, Đảng phải thật sự đoàn kết chặt chẽ. Trong Đảng phải có tổ chức, phải thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, không vì mưu lợi cá nhân, chức quyền địa vị mà sinh ra chia rẽ, mâu thuẫn mất đoàn kết làm suy yếu Đảng. Bác khẳng định chính nhờ đoàn kết mà Đảng có sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết trong chiến đấu, hy sinh gian khổ cận kề với cái chết đã khó, đã cần; song đoàn kết trong đấu tranh giải quyết hài hòa giữa quyền lợi cá nhân, với lợi ích, quyền lợi chung của tập thể, của nhân dân, của đất nước còn khó hơn nhiều. Bởi vì như Bác thường dạy, đó là chủ nghĩa cá nhân. Bác dạy chúng ta để chiến thắng nó phải có dũng khí, phải có bản lĩnh và Đảng phải giữ vững truyền thống đoàn kết.
Bác căn dặn tất cả các cán bộ, đảng viên, các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải ý thức rõ, và giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, phải thật sự tôn trọng kỷ luật, tôn trọng đồng chí, không tự cao tự đại cho mình là giỏi giang, là tài năng, coi thường kỷ luật coi thường mọi người dẫn đến kiêu căng, độc đoán chuyên quyền, nịnh bợ cấp trên, coi thường cấp dưới, tạo vầng hào quang giả cho mình để tiến thân. Khẳng định sự đoàn kết và vai trò quyết định của đoàn kết trong việc phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng, Bác không quên căn dặn mọi người phải thực hiện nguyên tắc dân chủ. Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình. Đây là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Đoàn kết và dân chủ là hai mặt của một vấn đề tạo nên sức mạnh nội tại của Đảng. Càng thực hiện dân chủ trong Đảng, càng đoàn kết nội bộ, từ đó mà Đảng thống nhất ý chí và hành động, Đảng có sức mạnh vật chất, tinh thần dời non lấp biển. Ngược lại thiếu dân chủ, độc đoán chuyên quyền sẽ gây nên sự phân tâm, làm rạn nứt khối đoàn kết, dẫn đến suy yếu, thậm chí tan rã Đảng. Chính vì vậy khi nói về Đảng, Bác tập trung nói về sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; nói về dân chủ trong Đảng. Bởi lẽ chỉ có đoàn kết và dân chủ, Đảng mới vững và thật sự lành mạnh. Thực tế Người cũng đã thấy có những đảng do mất đoàn kết, mất dân chủ mà suy yếu, đổ vỡ. Bác đau lòng khi nói về sự rạn nứt, bất hòa giữa các Đảng anh em. Cho nên đây là nỗi day dứt, băn khoăn, sự lo lắng lớn nhất của Người trước lúc đi xa; là lời tâm huyết từ đáy lòng của một lãnh tụ, một người đã dành cả đời mình cho việc thành lập Đảng, xây dựng Đảng, cho việc lãnh đạo Đảng, để Đảng mãi mãi xứng đáng và làm tròn sứ mạng lịch sử thiêng liêng, cao cả với dân tộc.
          Bác mong Đảng ta cũng như mỗi cán bộ, đảng viên thật sự đoàn kết, thật sự dân chủ trên cơ sở thật sự vì nước, thật sự vì dân, thật sự vì Tổ quốc. Mỗi đảng viên, cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; thể hiện tình đoàn kết với dân ở chỗ phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không xa rời dân, không mắc bệnh quan liêu, cửa quyền hống hách với dân. Mọi công việc Đảng phải đặt lợi ích của dân ở hàng đầu; đảm bảo thực hiện trọn vẹn quyền lợi chính đáng cho mọi công dân, đảm bảo Đảng là Đảng của dân, Đảng vì dân. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” - Lời dạy thiêng liêng của Bác có những việc chúng ta đã làm, đang làm và sẽ làm với tình cảm lớn lao, ý thức trách nhiệm và niềm tin vững chắc. Chúng ta là người Việt Nam, là con cháu Bác Hồ, là người trung thành với mục tiêu lý tưởng cao cả của Người, không ai không khỏi suy nghĩ về những lời dạy thiêng liêng của Bác trước lúc Người đi xa. Chúng ta coi đó là lời Di huấn lịch sử định hướng cho chúng ta đi; là sức mạnh, là niềm tin vững chắc cho chúng ta bước lên phía trước; là nghị lực để chúng ta vượt qua những khó khăn thách thức; là tinh thần lạc quan cách mạng để xiết chặt đội ngũ, đoàn kết toàn dân hướng về tương lai xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Về Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một Nhà nước do Ðảng Cộng sản lãnh đạo là Nhà nước kiểu mới, khác về bản chất và tổ chức so với Nhà nước của các giai cấp bóc lột. Ðó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân và  nhân dân là người chủ thực sự. Ðảng Cộng sản cầm quyền là lực lượng chính trị lãnh đạo Nhà nước cùng toàn thể xã hội. Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Ðảng có trách nhiệm vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn để lãnh đạo Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện, nhưng đồng thời, Ðảng cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về tất cả những kết quả đúng - sai, thành công - thất bại theo định hướng mà Ðảng đã đề ra.
Hiểu rõ bản chất và vai trò lãnh đạo của Ðảng nên từ năm 1947, Người đã viết cuốn Sửa đổi lối làm việc để xây dựng cách lãnh đạo và lề lối làm việc, làm cẩm nang cho cán bộ đảng viên trong điều kiện Ðảng cầm quyền. Sau khi tổng hợp và vạch rõ những căn bệnh bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự, thậm chí phá hỏng cả sự nghiệp vẻ vang của Ðảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, trước hết là lãnh đạo chủ chốt thật sự có đức, có tài, tiêu biểu cho trí tuệ,danh dự, lương tâm của Ðảng Cộng sản. Qua thực tiễn hoạt động và những thành quả cách mạng đã đạt được, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một số bài học mà chúng ta cần nghiêm túc nghiên cứu, áp dụng sáng tạo trong hoàn cảnh Ðảng ta đang kiên trì và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ then chốt là xây dựng Ðảng, vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong:
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Ðó là một chân lý nhất định". Ngay từ khi chính quyền cách mạng nhân dân được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời những nhân sĩ, học giả, trí thức của xã hội cũ ra làm việc và tham gia vào công tác chính quyền. Tất cả những ai có chuyên môn, cần dùng vào lĩnh vực nào nếu có nhiệt tâm đều được trọng dụng. Bên cạnh việc đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ cần kiệm liêm chính, chí công vô tư làm công bộc cho dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi các ngành các cấp và địa phương tìm và tiến cử nhân tài để kiến quốc. Nhờ sự góp sức đồng lòng của toàn dân, toàn quân mà cuộc kháng chiến trường kỳ của ta thắng lợi vẻ vang và sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Ðảng từng bước phát triển bền vững. Ngày nay, các thế hệ cán bộ của chúng ta được đào tạo cơ bản, đầy đủ, chính quy với số lượng đông đảo thường xuyên nhưng thực tế chất lượng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, không ít cán bộ lãnh đạo sa vào tham nhũng, lãng phí, quan liêu khiến nhân dân bất bình, giảm lòng tin. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: "Trong các ngành hoạt động của chúng ta, nào chính trị, kinh tế, nào quân sự, văn hóa, chắc không thiếu những người có năng lực, có sáng kiến như A. Nhưng vì cách lãnh đạo của ta còn kém, thói quan liêu còn nồng cho nên có những người như thế cũng bị dìm xuống, không được cất nhắc. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo. Thí dụ: Bắt buộc cán bộ trong mỗi ngành phải thiết thực báo cáo và cất nhắc nhân tài" .
Chính sách thì đúng, cách làm thì sai:
Những đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước ban hành hoàn toàn đúng, nhưng xuống đến các địa phương thì bị thực hiện sai lệch hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn, đánh trống bỏ dùi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét nguyên nhân của sự việc là vì chúng ta không xét đến nguyên nhân cơ bản: trách nhiệm và năng lực của những người thi hành chính sách, một điều rất đơn giản: "Tức là vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả". Như vậy, những người cụ thể điều hành và chỉ đạo chính sách thực tế ở cơ sở cũng quan liêu, không kiểm tra, kiểm soát sát sao, mà cũng có thể do chủ quan, kế hoạch không ăn khớp với hoàn cảnh, lý thuyết áp dụng chéo chân, cốt lấy thành tích cho xong chuyện, kết quả là công sức, tiền của, chất xám, thời gian đổ vào đầu tư đều phí phạm. Thí dụ, khẩu hiệu dạy tốt - học tốt của ngành giáo dục. Chủ trương thì đúng nhưng thực tế là rất nhiều trường chạy đua lấy thành tích cao, lấy tiếng trường điểm nên đối phó, nâng điểm, chữa điểm, dễ dãi trong thi cử và ghi học bạ theo yêu cầu cho nên học sinh mất gốc, giáo viên biến chất. Thậm chí tại một trường PTTH chuẩn của thành phố Hà Nội, người ta còn sửa điều cuối trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng thành: Tăng cường rèn luyện sức khỏe để phục vụ cho phong trào thể dục thể thao nhà trường! Ngoài ra, một số địa phương cũng chạy theo thành tích, tất cả vì thành tích và danh hiệu cho nên thi đua ồ ạt, đã thiếu kinh nghiệm lại thêm nóng vội kết quả cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng. Cũng vì thế nên Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Bất kỳ việc gì, chúng ta phải bắt đầu từ gốc, dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ nên tham mau, tham nhiều trong một lúc" .
Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái:
Trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta, trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ anh dũng, chúng ta đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và sản xuất, phát huy nhiều sáng kiến và khích lệ tinh thần hăng hái cống hiến của quân và dân ta. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì dường như những sáng kiến và sự hăng hái không bằng thời kỳ trước. Cũng có nhiều cá nhân và tập thể doanh nghiệp đưa ra nhiều công trình, phát minh trong lĩnh vực khoa học, công nghệ vì nhu cầu thực tế và phát triển kinh doanh nhưng trong các cơ quan hành chính sự nghiệp thì phần nhiều ý tưởng tự phát chứ chưa phải tự giác. Muốn phát huy được sáng kiến và lòng hăng hái thì phải đầu tư điều kiện phát triển về cả tinh thần và vật chất mà trong đó, như Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ rằng, chính cách lãnh đạo không được dân chủ và công tác tư tưởng không được tích cực là nguyên nhân cản trở sáng kiến và làm nguội nhiệt tình. Hiện tượng này cụ thể là: "Ðối với những người lãnh đạo, các đảng viên và các cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình. Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau... Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra" . Chính vì những ấm ức, bức xúc để bụng nên cán bộ không thoải mái hăng hái đưa ra sáng kiến, họ sẽ dùng nhiều thời gian vàng ngọc xả bớt những chán nản dồn nén, sinh ra hiện tượng không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng và nhiều thói xấu khác nữa. Ðể giải quyết triệt để hiện tượng này thì cấp trên cũng nên thỉnh thoảng trưng cầu ý kiến phê bình của cấp dưới và đồng thời người lãnh đạo: "Phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo, như chiếu tấm gương cho mọi người soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sửa chữa" . Khi đã thoải mái, hăng hái rồi ắt sẽ có sáng kiến. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng hai chữ sáng kiến không nên sử dụng một cách mênh mông không thiết thực, chỉ nêu ra để đấy hoặc không khả thi, làm không mang lợi chỉ thêm tốn tiền của công sức tập thể sẽ trở thành tối kiến. Chúng ta cũng nên xác định rằng: "Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều kiện rất tầm thường, rất phổ thông, rất thiết thực". Cách hữu hiệu nhất để phát huy sáng kiến và lòng hăng hái là mở rộng dân chủ, khuyến khích cán bộ đảng viên ham học hỏi, nghiên cứu sáng tạo và lãnh đạo cần phải khen ngợi đúng người đúng việc.
Ðại hội toàn quốc lần thứ X của Ðảng đã thống nhất quyết tâm tạo chuyển biến rõ rệt về công tác xây dựng Ðảng, để Ðảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ đảng viên đủ phẩm chất và năng lực. Chính vì vậy, trong giai đoạn cách mạng quan trọng này, chúng ta càng phải đi sâu nghiên cứu những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để áp dụng vào quá trình đổi mới và hội nhập, đặc biệt là một số bài học trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Người sẽ giúp cán bộ đảng viên càng hiểu rõ trách nhiệm của mình, ra sức rèn luyện và phấn đấu để: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Ðảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
 PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những thành quả của cách mạng, nhất là những thắng lợi to lớn sau 20 năm đổi mới. Mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động không nhỏ đến phẩm chất, đạo đức và lối sống của cán bộ đảng viên. Tham nhũng, hối lộ đã trở thành quốc nạn... Hiện tượng tiêu cực diễn ra ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức rất tinh vi và nguy hiểm. Nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước... là vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận. Những người cán bộ tha hoá vì vụ lợi sẵn sàng mua những trang thiết bị cũ kỹ của nước ngoài với giá cao, nghĩ trăm phương nghìn kế để bớt xén hàng chục tỷ đồng của Nhà nước và nhân dân. Chúng lợi dụng những kẽ hở của cơ chế kinh tế, những sơ hở của Nhà nước và lòng tin của nhân dân bán rẻ lương tâm, nuôi béo con sâu “cá nhân chủ nghĩa” gây bức xúc trong xã hội. Ngày nay trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Việt Nam hội nhập và phát triển, vấn đề đạo đức xã hội càng phải được đề cao, trước hết là đạo đức của cán bộ, đảng viên một cách mạnh mẽ, kiên quyết và triệt để hơn.
Đại hội X của Đảng đã khẳng định “Phải ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta”. Đồng thời phát động cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư tạo nên phong trào tự tu dưỡng rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và tệ tham nhũng, lãng phí trong toàn xã hội. Đây là chủ trương lớn, mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do vậy việc học tập nghiên cứu tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên hiện nay là nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt quan trọng trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét