Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là nhà macxít sáng tạo lớn nhất của cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX. Cuộc đới, sự nghiệp, tư tưởng và nhân cách của Người là một mẫu mực hiếm có, đã để lại tấm gương sáng cho nhiều thế hệ cách mạng nước ta, đồng thời đã có tác dụng và ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam mà còn đối với cách mạng thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thống nhất hữu cơ và kết hợp nhuần nhuyễn với phương pháp và phong cách của Người, với đạo đức, lối sống và nhân cách Hồ Chí Minh. Người để lại những giấu ấn đặc biệt sôi động trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đối với cách mạng thế giới, đặc biệt là cách mạng giải phóng dân tộc, cống hiến của Người đã đi vào lịch sử, được thế giới thừa nhận và tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Thời gian càng lùi xa, tầm vóc, giá trị, sức sống và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh càng nổi bật và toả sáng.
Nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một hệ thống lớn, một chỉnh thể tư tưởng lý luận- phương pháp và phong cách, cần đặc biệt nhấn mạnh tới tư tưởng của Người về con đường cách mạng Việt Nam. Đây là một tư tưởng nổi bật và bao trùm, là tư tưởng chủ đạo, là sự chỉ đạo xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Vịêt Nam chẳng những nhận thấy được sự trung thành của Người đối với chủ nghĩa Mác- Lênin, mà còn thấy Người đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử nước ta. Hơn nữa, với tư cách là một nhà tư tưởng, Hồ Chí Minh đã có những phát triển độc đáo và đặc sắc chủ nghĩa Mác- Lênin, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam đang soi sáng và chỉ dẫn cho chúng ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, đang cổ vũ nhân dân lao động các dân tộc trên thế giới đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
          Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội là tổng hợp những quan điểm chiến lược có ý nghĩa chỉ đạo lớn về chính trị và lý luận, về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Do thời gian và năng lực nhận thức còn hạn chế, nên tiểu luận chỉ tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu một số những sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

PHẦN II: NỘI DUNG
          Năm 1858 thực dân Pháp mổ súng xâm lược nước ta, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã từng bước nhân nhượng, đầu hàng và cuối cùng bán nước ta cho thực dân Pháp, nhưng với lòng yêu nước nồng nàn không cam chịu thân phận nô lệ nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược đó. Tiêu biểu đó là các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến (cuối thế kỷ XIX), phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỷ XX). Nhưng cuối cùng các phong trào này đều bị thất bại. Sự thất bại của các phong này trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, là do thiếu đường lối đúng đắn, khoa học và đã tạo nên một cuộc khủng hoàng sâu sắc về đường lối cứu nước trong những năm đầu thế kỷ XX.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đó, ngày 5.6.1911 Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứ nước, cứu nhân dân khỏi sự áp bức bóc lột của bọn thực dân, phong kiến. Trải qua một quá trình dài lao động, học tập, hoạt động bôn ba khắp các nước nước trên thế giới. Trong thời gian này Người đã có điều kiện tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới Như cách mạng tư sản Mỹ, Anh, Pháp … và nhận thấy rằng đó là ngững cuộc cách mạng không triệt để vì nhân dân vẫn muốn làm cách mạng lần nữa. Năm 1917 cách mạng tháng 10 Nga thành công và ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, Người đã tìm hiểu về cuộc cách mạng này và nhận thấy rằng đây là cuộc cách mạng triệt để, cách mạng Việt Nam có thể đi theo con đường của cuộc cách mạng này. Tháng 7.1920 Nguyễn Tất Thành đã tiếp xúc với Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và đã tìm ra con đưòng cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam đó là đi theo con đường cách mạng vô sản.( độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội).
          Nội dung của con đường cách mạng này là đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai giành độc lập dân tộc và sâu đó đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, Nên Hồ Chí Minh hiểu rất rõ tình hình, điều kiện ở các nước thuộc địa. Vì vậy khi vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã có sự vận dụng, bổ xung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin cho phù hợp với điều kiện nước ta, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam.

Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc được cơ bản hình thành từ các bài viết của Người đăng trên báo chí ở Pari, được sửa chữa, nâng cao và bổ sung thêm một số bài viết trong thời gian đầu Người vừa mới đến Mátxcơva. Trong Bản án chế độ thựuc dân Pháp những nét lớn về con đường đấu trang giành độc lập dân tộc đã cơ bản hình thành, con đường tiến lên sau đó đã hé mở, xong chưa có điều kiện đề cập một cách đầy đủ và rõ ràng.
          Cuối tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Mát xcơva. Tại đây, Người đã tham dự Hội nghị lần thứ nhất của Quốc tế Nông dân và được bầu vào đoàn chủ tịch của tổ chức này. Tiếp theo, Người tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và đại hội của nhiều tổ chức quốc tế khác, sau đó được cử vào Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Trong gần một năm rưỡi sống và làm việc ở trung tâm đầu lão của phong trào cộng sản Quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã có những đóng góp xuất sắc, trên cả hai mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn vào hoạt động của Quốc tế Cộng sản, được thừa nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chính trong thời gian này, Người có điều kiện để suy nghĩ, bàn bạc, tranh luận về những vấn đề lý luận, từ đó ngày càng hình thành rõ hơn tư tưởng của mình về con đường cách mạng Việt Nam.
          Những nét đặc sắc thể hiện cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng lý luận Mác- Lênin để đề ra con đường cho cách mạng Việt Nam có thể tóm tắt trong mấy nội dung chính sau đây:
          Sáng tạo thứ nhất: Vào năm 1924, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản bản Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là một tác phẩm xuất sắc của Người bàn về đặc điểm và phương pháp của cách mạng Việt Nam, thể hiện sự vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam. Đứng vững trên quan điểm thực tiễn, hòn đá tảng của triết học Mác, Nguyễn Ái Quốc phân tích những đặc điểm về mặt cấu trúc kinh tế, xã hội, văn hoá, lịch sử… của Việt Nam, một xã hội tuy đã có phân hoá về giai cấp, nhưng chưa sâu sắc và triệt để, từ đó đưa ra một số luận điểm:
          - Ở Việt Nam, “cuộc đấu tranh giai cấp không giống như ở phương Tây”, “sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó không thể chối cãi được”.
          - Trong một xã hội thuộc địa mất nước thì mâu thuẫn dân tộc với đế quốc vẫn là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu; mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc do đó được giảm thiểu, vì theo Nguyễn Ái Quốc, dù là địa chủ hay tư sản thì họ cũng đều là những người dân mất nước, bị chèn ép, nên họ có tinh thần dân tộc. Vì vậy mới có phong trào chống thuế năm 1908, phong trào thanh niên bãi khoá, phong trào Đông Du và việc vua Duy Tân mưu toàn khởi nghĩa. Từ sự phân tích đó Nguyễn Ái Quốc đưa ra luận điểm: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Hơn nữa, trong cuộc đấu tranh giành độc lập, “Người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên cái động lực vĩ đại và duy nhất trong đời sống của họ”.
          Tất nhiên chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc dùng ở đây, nói như Mác: không phải như giai cấp tư sản đã hiểu, mà là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của người dân bản xứ. Thừa nhận đấu tranh giai cấp là một động lực lớn trong xã hội có giai cấp, nhưng Người không cho đó là động lực duy nhất. Xuất phát từ điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, mất nước, nhiệm vụ cứu nước giành độc lập dân tộc đang đặt lên hàng đầu thì ”chủ nghĩa dân tộc vẫn là một động lực lớn của đất nước”.
          Là một động lực lớn của đất nước bởi vì chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Hơn nữa, ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, sự phân hoá giai cấp đã bắt đầu nhưng chưa triệt để và sâu sắc, xung đột giai cấp chưa gay gắt và mạnh mẽ, cả dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập, tự do, thì chủ nghĩa dân tộc vẫn là một động lực vĩ đại và duy nhất.
          - Xuất phát từ nhận thức: chủ nghĩa dân tộc của người bản xứ là chủ nghĩa dân tộc chân chính, như ăngghen đã từng nói: “những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính”, Nguyễn Ái Quốc đi tới một kiến nghị có tính cương lĩnh hành động với Quốc tế Cộng sản: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”, “khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi…nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”. Đề nghị này, mới nghe qua, có vẻ như một nghịch lý, nhất là vào thời điểm những năm 20, khi trong Quốc tế Cộng sản đang có xu hướng bị “sơ cứng hoá” về mặt lý luận. Nhưng thực ra nó lại rất hợp lý, theo như Nguyễn Ái Quốc thì đó là “một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”, bởi đã nhân danh Quốc tế Cộng sản mà phát động, tức không phải chủ nghĩa dân tộc thuần tuý nữa mà sẽ là chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế. Điều này càng rõ, khi kết thúc bản Báo cáo Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Sự nghiệp của người bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành được chút ít thắng lợi trong một nước nào đó thì đó cũng là thắng lợi cho người An Nam”.
          Xét về thực chất, đề nghị đó cũng là một cách biến cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa thành một trong những cái cánh của cách mạng vô sản, nghĩa là hướng nó đi theo con đường của cách mạng vô sản, để từ độc lập dân tộc sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội.
          Qua nội dung trên có thể thấy rõ: khi xác định con đường cách mạng Việt Nam phải đi theo là con đường cách mạng vô sản, ngay từ đầu những năm 20, Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng và giải quyết sáng tạo mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ. Đây là một bảo đảm đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam, và cũng là sáng tạo đầu tiên trong tư duy lý luận Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam
          Sáng tạo thứ hai: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Matxcơva tới Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh Niên, mơ các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động, gây dựng và phát động phong trào. Những bài giảng của Người tại lớp huấn luyện chính trị được tập hợp lại và in thành tác phẩm Đường cách mệnh (1927).
          Tác phẩm này đã nêu lên hai thứ cách mệnh: dân tộc cách mệnh thế giới cách mệnh, nhưng chưa nói rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn, hai quá trình cách mạng; nhưng trong Điều lệ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo, thì mục đích, tôn chỉ của Hội khi mới thành lập đã ghi rõ: “Hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và dành lại độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”. Đã là hai giai đoạn, hai quá trình cách mạng, tất nhiên có cái phải làm trước, có cái làm sau, nhưng không hoàn toàn tách rời nhau, giai đoạn trước chuẩn bị tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn sau là kết quả, là sự củng cố, sự phát triển và hoàn thiện những mục tiêu của giai đoạn trước. Tác phẩm đã tập trung làm rõ nội dung, nhiệm vụ của giai đoạn đầu là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tay sai giành độc lập cho dân tộc.
          Tác phẩm Đường cách mệnh thực sự là một tác phẩm lý luận lớn, lần đầu tiên vạch rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai gia đoạn, hai quá trình cách mạng: trước hết là dân tộc cách mạng sau là thế giới cách mạng, tức là trước hết phải dành lại độc lập dân tộc, sau mới có địa bàn tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, con đường cách mạng vô sản diễn ra ở một nước thuộc địa như Đông Dương và Việt Nam có khác với các nước tư bản phát triển ở Châu Âu.
          Mục tiêu của cách mạng vô sản ở “chính quốc” là đập tan nhà nước của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, từ giải phóng giai cấp công nhân đến giải phóng các dân tộc bị áp bức rồi cuối cùng đi tới giải phóng nhân loại. Tiếp thu lý luận Mác- Lê nin, Hồ Chí Minh cũng đã từng viết: “chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”. Trong quá trình kết hợp lý luận và thựuc tiễn, xuất phát từ yêu cầu cấp bách của cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh đã thay đổi lập luận của mình: có giải phóng được dân tộc mới giải phóng được giai cấp, coi giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và là tiền đề để tiến tới giải phóng giai cấp hoàn toàn. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh đã phân tích rõ: “… Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Do đó, các đảng cộng sản ở thuộc địa phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc trước hết phải lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành lại độc lập dân tộc để mở đường tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Không phải đảng cộng sản nào cũng nhận thức được sáng tỏ vấn đề này, cũng giương cao ngọn cờ dân tộc và giữ được độc quyền lãnh đạo trong cách mạng dân tộc dân chủ như Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là sáng tạo đặc sắc thứ hai của Hồ Chí Minh.
          Sáng tạo thứ ba : Tháng 2- 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo ra các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kiện này cùng với các tác phẩm được Người hoàn thành và xuất bản trước đó, đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
          Về bước đi của cách mạng Việt Nam, Chánh cương vắn tắt chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Như vậy tiến trình này vẫn là hai chứ không phải là ba giai đoạn, vẫn nhất quán như đã nêu trong Đường cách mệnh, bởi vì cách mạng thổ địa cũng chỉ là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng tư sản cách mạng dân quyền , chứ không tách ra thành một giai đoạn riêng, như có người quan niệm.
          Khái niệm “cách mạng tư sản dân quyền” mà Nguyễn Ái Quốc dùng ở đây là dựa theo văn kiện của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (1928). Cần nói ngay rằng khái niệm này không thể đầy đủ và chính xác nội dung, nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, vì nó không nói lên được nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, vốn là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu ở các nước này. Vì vậy, Chánh cương đã nói rõ: Về phương diện chính trị là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập. Về phương diện kinh tế là thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng...) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp; thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. Cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa và phụ thuộc có hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Theo Nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, hai nhiệm vụ này phải được thực hiện đồng thời, khăng khít với nhau, nương tựa vào nhau thì mới giành được thắng lợi.
          Phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến trong cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, năm 1927, Xtalin đã viết: “không thể thủ tiêu được những tàn tích phong kiến ở Trung Quốc nếu không đồng thời tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc ở Trung Quốc”. Như vậy, ý kiến của Xtalin chỉ rõ: cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc có hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến và hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăng khít với nhau cần phải tiến hành đồng thời mới giành được thắng lợi.
          Chánh cương, sách lược vắn tắt, …do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo cũng khẳng định: chủ nghĩa đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến là hai đối tượng cần đánh đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng xuất phát từ thựuc tiễn một nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc không coi hai nhiệm vụ đó nhất loạt phải thực hiện ngang nhau, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày thì sẽ thực hiện từng bước. Do đó, trong Chánh cương, về vấn đề ruộng đất, mới chỉ chủ trương “thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công, chí cho dân cày nghèo”, mà chưa nêu khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
          Đó là sáng tạo đặc sắc thứ ba của Nguyễn Ái Quốc trong việc xác định đường lối chiến lược, sách lược cuả cách mạng nước ta, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, thể hiện một tầm nhìn sáng suốt, đúng đắn. Điều này sớm được Người nêu lên từ trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, do đó mới có sách lược tranh thủ lôi kéo phú nông, trung và tiểu địa chủ và các cá nhân yêu nước, dân chủ khác, đi với cách mạng, nhằm chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính là đế quốc và bọn phong kiến phản động tay sai.
          Sáng tạo thứ tư: cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
          Trong phong trào cộng sản quốc tế đẵ từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế Cộng sản cho rằng: “chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng ở các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tiên tiến.
          Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối lien hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc. Năm 1925, Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa đế quốc như một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nừu người ta chỉ cắt một cái vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tực hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị đứt lại sẽ mọc ra”.
          Trong khi đặt cách mạng thuộc địa trong mối liên hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở chính quốc, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến tính chủ động và khả năng giành thắng lợi trước của cuộc cách mạng ở thuộc địa, trở thành sự cổ vũ, ủng hộ to lớn đối với cách mạng chính quốc. Theo Người, tuy liên hệ mật thiết với cách mạng chính quốc. Theo Người, tuy liên hệ mật thiết với cách mạng chính quốc, nhưng cách mạng thuộc địa không bị động, không phụ thuộc vào cách mạng chính quốc, mà phải nêu cao tính độc lập, tự chủ, không được ỷ lại, trông chờ, phải tự mình giải phóng cho mình.Người nêu rõ rằng, nhân dân thuộc địa bị áp bức, nên chống lại ách thống trị thực dân để giải phóng. Vì thế, phải làm cho họ nhận diện đúng kẻ thù, tránh sự lừa bịp của chúng. Bằng nhiều hình thức và biện pháp phong phú, ngay từ đầu những năm 1920, Người đã vạch trần tội ác cũng như những lời tuyên bố giả hiệu tự do, dân chủ của bọn đế quốc, giúp cho nhân dân thuộc địa và chính quốc thấy rõ bộ mặt thật của bọn thực dân. Hiểu rõ tội ác của chủ nghĩa thực dân là để nhân thức đúng vị trí của thuộc địa và cách mạng thuộc địa đối với cách mạng chính quốc. Trước và cùng với Hồ Chí Minh có nhiều người nói đến sự phụ thuộc của cách mạng thuộc địa vào cách mạng chính quốc. Song, chưa ai nói rõ như Người về vận mệnh của chủ nghĩa đế quốc, thực dân trong bối cảnh và điều kiện lịch sử mới được quyết định phần lớn ở thuộc địa, và bằng sự nỗ lực của bản thân, cách mạng thuộc địa hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Với tầm nhìn chiến lược, Người cho rằng, thuộc địa là khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc, nơi tập trung các mâu thuẫn của thời đại. Vì thế, cách mạng vô sản không phải bắt đầu ở chính quốc, mà phải bắt đầu từ các nước thuộc địa, cách mạng chính quốc mới thành công dễ dàng. Từ sự phân tích “vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới tuỳ thuộc phần lớn vào các thuộc địa”, “ tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa”. Hồ Chí Minh xác định chiến lược đánh bại chủ nghĩa đế quốc là “trước hết phải tước hết thuộc địa của chúng đi”. Xác định vị trí quan trọng của thuộc địa, Người muốn giải thích vì sao bọn đế quốc, thực dân ra sức tranh giành nhau xâm chiếm thuộc địa, và còn chứng minh rằng, chúng thống trị thuộc địa không phải chỉ để áp bức, bóc lột nhân dân thuộc địa, mà còn gây ra chiến tranh chống vô sản chính quốc và chống lại phong trào cách mạng thế giới.
          Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh có sự phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sảnvà cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người nêu ví dụ: An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản pháp yếu thì giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông Pháp làm cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”.
          Thêm một bước nữa, do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc trong khi tiềm năng cách mạng của nó là rất to lớn, Nguyễn ái Quốc đi tới luận điểm: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể và cần phải tiến hành trước và thắng lợi của nó sẽ “giúp cho những người anh em của họ ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”.
          Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của Hồ Chí Minh; một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng ân tộc trên toàn thế giới trong gần một nửa thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
         PHẦN III: KẾT LUẬN
          Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Về tư tưởng này Hồ Chí Minh đã nêu ra nhiều luận điểm sáng tạo có ý nghĩa chỉ đạo to lớn đối với cách mạng Việt Nam, luận điểm sáng tạo về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc; luận điểm về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc là sự đóng góp to lớn của Người vào việc phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên cơ sở những luận điểm đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn và cùng với Đảng cộng sản Việt Nam tin tưởng quyết tâm lãnh đạo cách mạng Việt Nam đánh giặc cứu nước giành độc lập tự do  cho nhân dân Việt Nam.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo, bào trùm trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã đấu tranh không mệt mỏi vì lý tưởng cao quý đó. Người đã dâng hiến chọn cuộc đời mình cho nền độc lập của tổ quốc, tự do cho dân tộc và hạnh phúc của đồng bào và nhân dân các dân tộc bị đọa đầy, đau khổ. Người đã được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới. Người đã khởi xướng lên ngọn cờ chống thực dân. Lý luận, tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc có ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn trong phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc trên thế giới trong thế kỷ XX.
          Là một nhà macxít kiên định với bản lĩnh sáng tạo, Người đã giải quyết thành công mối quan hệ dân tộc và giai cấp trên lập trường giai cấp công nhân và cách mạng vô sản, đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới, đưa dân tộc ta từ nô lệ tới tự do. Tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như toàn bộ tư tưởng, phương pháp, phong cách, đạo đức và nhân cách của Người là di sản quý báu đối với dân tộc ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh đang là kim chỉ nam hành động cho Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
          Vận dụng tư tưởng này của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới hiện nay chúng ta cần phải làm cho tư tưởng đó sống động, biến thành tình cảm, ý thức, hành động của mỗi người trong công tác thực tế hàng ngày, thành kết quả và hiện thực sinh động phục vụ  nhân dân ngày một tốt hơn- điều mà lúc sinh thời Người coi là hoài bão là ham muốn của mình.
          Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh được đảng ta xác định là then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trong tâm, đảm bảo công bằng xã hội để nhân dân được hưởng những lợi ích chính đáng của mình, tạo được niềm tin vào sự đồng thuận xã hội trong phát triển. Thực hành dân chủ rộng rãi, thiết lập quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo sự vững mạnh và hiệu quả của hệ thống chính trị từ cơ sở để tạo ra động lực phát triển của xã hội trong giai đoạn phát triển mới của cách mạng nước ta.
          Một trong những bài học lớn nhất mà đảng ta đã tổng kết trong đổi mới là lấy dân làm gốc, thực sự trọng dân, gần dân, tin dân, tận tụy phục vụ dân chúng. Đó cũng chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của dân, sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
          Có dân thì có tất cả. Mất dân thì mất tất cả. Mọi thăng trầm lịch sủ xưa nay đều là thế. Làm cho đảng phát huy được uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, làm cho mọi người dân đều cảm nhận sâu sắc từ thực tế, đảng là đảng của mình nhà nước là nhà nước của mình chế độ này là chế độ của mình, phải ra sức xây dựng, củng cố, bảo vệ và để đạt tới độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là cách tốt nhất để đưa sự nghiệp đổi mới, đưa sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội tới thành công, làm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cô đúc trong chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do ” mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra trở thành sức mạnh, thành giá trị và hành động thựuc tế của toàn Đảng, toàn dân, để thực hiện được hoài bão của Người: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh bằng chính lực đẩy trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét