Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý chất lượng rau an toàn(RAT): thực trạng và giải pháp

LỜI CAM ĐOAN.. iv
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………   v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.. vii
MỞ ĐẦU.. 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA CỦA THANH TRA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG RAT. 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thanh tra nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT. 8
1.1.1. Khái niệm thanh tra. 8
1.1.2.    Đặc điểm của thanh tra nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rau sạch  12
1.1.3. Vai trò của thanh tra nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT  17
1.2. Chủ thể và các hình thức quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT. 23
1.2.1. Chủ thể quản lý. 23
1.2.2. Các hình thức quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT  36
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG RAU AN TOÀN HIỆN NAY CỦA THANH TRA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.. 40
2.1. Quy định pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT  40
2.1.1. Quy định pháp luật hiện hành về tô chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 40
2.1.2. Quy định pháp luật về hoạt động thanh tra chất lượng rau an toàn của Thanh tra Bộ Nông  nghiệp và Phát triển nông thôn. 44
2.2. Thực tiễn hoạt động của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh RAT. 49
2.2.1. Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công tác Quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh RAT. 50
2.2.2. Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều kiện sản xuất RAT  53
2.2.3. Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chất lượng RAT  61
2.3. Thực trạng hoạt động thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh RAT. 61
2.3.1. Thực trạng việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh RAT  62
2.3.2. Thực trạng việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra trong hoạt động thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh RAT  64
2.2.3. Thực trạng xây dựng báo cáo kết quả hoạt động thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh RAT. 67
2.4. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT. 68
2.4.1. Những kết quả đạt được trong tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT  68
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT  69
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT. 70
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THANH TRA CỦA THANH TRA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG RAU AN TOÀN (RAT) 73
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT. 74
3.1.1. Bảo đảm sức khỏe để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, xã hội và các mặt khác của đời sống xã hội 74
3.1.2. Yêu cầu của việc bảo đảm quyền con người trong bối cảnh toàn cầu hóa  75
3.1.3. Thực trạng mất an toàn thực phẩm ngày một gia tăng. 76
3.2. Các quan điểm tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT. 78
3.2.1 Đáp ứng các chủ trương, chính sách của nhà nước về quản lý chất lượng RAT trên quan điểm vì con người 78
3.2.2 Đáp ứng các yêu cầu của cải cách hành chính áp dụng cho lĩnh vực quản lý chất lượng RAT. 78
3.2.3 Tăng cường hiệu quả thanh tra nhà nước đối với chất lượng RAT phải được thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố: tuyên truyền giáo dục, tổ chức bộ máy, chất lượng thanh tra, xử lý vi phạm…... 81
3.3. Những giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT  83
3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động chỉ đạo của các cơ quan nhà nước  83
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT. 85
3.3.3. Kiện toàn tổ chức Thanh tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  87
3.3.4. Tăng cường pháp chế trong hoạt động quản lý chất lượng RAT. 89
3.3.5. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công chức thanh tra và nhân dân về chất lượng RAT. 91
3.3.6. Tăng cường giám sát, kiểm tra đối với hoạt động thanh tra quản lý chất lượng RAT  93
        KẾT LUẬN…………………………………………………………….96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 98
 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.
                                                                                   Tác giả

 LỜI CẢM ƠN
          Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ và góp ý tận tình của Ban Giám đốc, các thầy, cô giáo……….
          Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn ……………và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy tôi suốt thời gian học tập tại Học viện.
          Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy………………đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
          Đồng thời tôi xin chân thành cám ơn các đồng chí Lãnh đạo, Chuyên viên Bộ Nông nghiệp & PTNT……đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn./.
                                                        Hà Nội, tháng ……năm 2013
                                                                            Người thực hiện

Hình 1.1: Mô hình quản lý RAT theo chuỗi 31
Bảng 2.1. Địa điểm thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thanh tra về sản xuất và kinh doanh RAT. 49
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu rau. 61

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, những năm qua đất nước ta đã thu nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cùng với việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội khác, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách nền hành chính. Hoạt động Thanh tra đã góp phần tăng cường pháp chế, thiết lập kỷ cương xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền - lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan, tổ chức. Thông qua đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Đất nước ta đang dần hội nhập sâu rộng, mặc dù cơ cấu nền kinh tế đó cú những thay đổi căn bản nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhưng lực lượng sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm số lượng không nhỏ, hoạt động sản xuất nông nghiệp có tác động đến đời sống, sinh hoạt của bộ phận lớn người dân trong xã hội. Vì vậy, quản lý nhà nước trong các hoạt động lĩnh vực nông nghiệp rất cần thiết và hoạt động thanh tra Nông nghiệp & PTNT luôn gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước trên cùng lĩnh vực.
Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã kéo theo một loạt những thay đổi. Đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra đa dạng hơn, phức tạp hơn với sự gia tăng về số lượng các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế cũngg như quá trình xã hội hoá nhiều lĩnh vực, trong đó Nhà nước không còn can thiệp trực tiếp bằng biện pháp hành chính, mà quản lý xã hội thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, bằng luật pháp cho mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển cũngg như thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là chủ yếu. Theo quan niệm, nhận thức mới, Nhà nước thực hiện vai trò phục vụ xã hội với tính chất là một tổ chức dịch vụ công; Nhà nước có trách nhiệm tạo ra một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp và cá nhân tự do phát triển. Nhà nước có quyền và có nhiệm vụ tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, công bằng. Bản thân các cơ quan nhà nước cũngg phải hoạt động trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật. Việc thanh tra, kiểm tra các đơn vị, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT phải được tiến hành chuyờn sõu, do các cơ quan quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp & PTNT thực hiện. 
Mục đích của hoạt động Thanh tra Nông nghiệp & PTNT là bảo đảm sự chấp hành pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động kinh tế tài chính, kinh tế xã hội trong lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT. Đối tượng thanh tra của hoạt động thanh tra Nông nghiệp & PTNT có phạm vi rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Thanh tra Nông nghiệp & PTNT có quyền xử phạt hành chính, trong đó tập trung vào hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý, kết hợp với xử lý vi phạm.
          Thanh tra Nông nghiệp & PTNT tổ chức và hoạt động theo qui định của Luật Thanh tra và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật  do Chính phủ quy định trên cơ sở chức năng quản lý của Ngành. Tiến trình cải cách hành chính đã làm tăng qui mô quản lý với đặc điểm đa ngành – đa lĩnh vực trong khi đó cũngg còn nhiều vấn đề chưa theo kịp, chưa thực sự cải cách nên hiện nay các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành và thực tiễn về mô hình tổ chức và hoạt động Thanh tra Nông nghiệp & PTNT  rất phức tạp, xung đột pháp lý trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật qui định về tổ chức, nhiệm vụ, thẩm quyền .... Những yếu tố này tác động không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.
Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũngg như xã hội. Chính vì vậy việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm. Trong đó, sản xuất RAT cũngg là lĩnh vực rất cần thiết cho cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay.
Đứng trước cơ hội và thách thức lớn khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mai thế giới (WTO) và diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, ngành nông nghiệp đã đưa ra mục tiêu: xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng và sức canh tranh cao, phát triển với tốc độ bền vững trên cơ sở các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
Đến nay đã có những chính sách và quy định của Nhà nước về sản xuất RAT thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực này. Ngày 18/9/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản về việc Tăng cường sản xuất và tiêu thụ RAT và Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn.
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “RAT”.
Xuất phát từ những điều được trình bày trên đây, học viên quyết định chọn vấn đề:  “Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý chất lượng rau an toàn(RAT): thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
Cùng với hệ thống cơ quan Thanh tra nhà nước, trong nhiều Bộ Luật và Pháp lệnh hiện hành đều quy định việc tổ chức Thanh tra. Quy định này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Pháp luật của  các cơ quan nhà nước. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra chuyên ngành về từng lĩnh vực đều được giao cho Chính phủ quy định. Trên thực tế ở nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ngoài cơ quan thanh tra nhà nước làm chức năng thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ; xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo lại song song tổ chức hệ thống cơ quan Thanh tra từ trung ương đến địa phương, độc lập với Thanh tra Bộ, thậm chí có Bộ có tới 3 - 4 đầu mối Thanh tra chuyên ngành. Các cơ quan thanh tra chuyên ngành đã được thành lập bằng các Nghị định, Quyết định của Chính phủ.
Việc nghiên cứu chức năng hoạt động, phạm vi, thẩm quyền của Thanh tra nói chung đã được nhiều chuyên gia quan tâm bằng những công trình, những bài viết rất có ích. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ để quyết định mô hình tổ chức của Thanh tra Nông nghiệp & PTNT cấp Bộ mà cụ thể là thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý chất lượng RAT. Nói cách khác chưa có công trình nghiên cứu toàn vẹn vấn đề tổ chức Thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT được tiếp cận dưới góc độ khoa học hành chính.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về Thanh tra là những nguồn tài liệu vô cùng bổ ích có giá trị để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu, trong đó cơ bản gồm các đề tài sau: “Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Luận cứ khoa học phục vụ sửa đổi Luật Thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra” do đồng chí Trần Văn Truyền – Tổng Thanh tra, làm Chủ nhiệm; “Thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới” do đồng chí Ngô Văn Khánh – Phó Vụ trưởng Vụ II, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm; “Đổi mới công tác văn phòng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ” do đồng chí Hà Trọng Công – Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm;  “Đổi mới công tác tổ chức cán bộ của ngành Thanh tra” do đồng chí Nguyễn Khắc Hường – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ làm Chủ nhiệm; “Một số giải pháp nhằm hạn chế trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra” do đồng chí Lê Đức Trung, Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học, Viện Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm.
Luận văn có tính lý luận nhưng đi sâu vào thực tiễn, vì vậy mục tiêu của luận văn là làm rõ quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của cơ quan thanh tra cũngg như các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực  sãn xuất và kinh doanh RAT, qua đó để đưa ra giải pháp về tổ chức Thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý chất lượng RAT đảm bảo hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ cụ thể của Luận văn là:
Luận văn nghiên cứu vấn đề lí luận cơ bản về công tác thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý chất lượng RAT, phân tích và đánh giá thưc trạng hoạt động của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực quản lý chất lượng RAT hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý chất lượng RAT.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý chất lượng RAT
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh tra trong việc quản lý chất lượng RAT giai đoạn 2010 - 2012.
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt nam và chủ trương chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới phục vụ công tác quản lý lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT nói chung và lĩnh vực sản xuất kinh doanh RAT nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Trong luận văn sử dụng các phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp toán kinh tế - tài chính trên cơ sở thu thập và sử dụng các tài liệu, số liệu, biểu đồ làm căn cứ để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về  tổ chức Thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT, là cái nhìn tổng quát từ lý luận đến thực tiễn, từ qui định của pháp luật đến việc áp dụng pháp luật trong tổ chức và hoạt động của thanh tra nói chung và riêng biệt của thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý hoạt động và sản xuất kinh doanh RAT.
Là đề tài đầu tiên nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý chất lượng RAT sẽ giúp các nhà quản lý nhìn nhận chân thực nhất về thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT cũngg như những mặt đã làm được, những điểm chưa làm được và nguyên nhân của nó để giải quyết khắc phục.
Luận văn đưa ra cách tiếp cận mới có tính hệ thống về bản chất của cơ quan Thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT và bổ sung thêm một số vấn đề lý thuyết tổ chức Thanh tra thuộc Bộ quản lý sãn xuất và kinh doanh RAT làm sáng tỏ một số vấn đề thực tiễn của tổ chức Thanh tra cấp Bộ về quản lý chất lượng RAT.
Luận văn đề xuất giải pháp tổ chức Thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý chất lượng RAT để đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn mới.
Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý chất lượng RAT
Chương 2: Thưc trạng hoạt động của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực quản lý chất lượng RAT hiện nay 

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý chất lượng RAT trong thời gian qua

0 nhận xét:

Đăng nhận xét