Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Chính sách can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế thị trường của việt nam

1. 
     Khái quát về nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
1.1.           Đặc trưng của nền kinh tế thị trường
          Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thì nền kinh tế đó gọi là kinh tế thị trường (Trích “Giáo trình Kinh tế thương mại”, tr13, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân)
         Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của mọi thành viên, chủ thể nền kinh tế là hướng vào tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường (Trích “Giáo trình Kinh tế thương mại”, tr14, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân)
            Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hóa; các yêu tố sản xuất như đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý; các sản phẩm và dịch vụ tạo ra; chất xám đều là đối tượng mua bán là hàng hóa. Kinh tế thị trường có những đặc trưng đó là có một khối lượng hàng hóa, dịch vụ dồi dào phong phú mà nền kinh tế tự nhiên, kinh tế chỉ huy chưa bao giờ đạt được; mọi hoạt động mua bán đều theo giá cả thị trường; tiền tệ hóa các mối quan hệ kinh tế; sản xuất và bán hàng hóa theo nhu cầu thị trường; kinh tế thị trường là kinh tế mở; cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường và quyền tự chủ, tự do của doanh nghiệp được nêu cao.
          Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm có năng suất chất lượng và hiệu quả cao; dư thừa và phong phú hàng hóa; dịch vụ được mở rộng và coi như hàng hóa thị trường; năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ và thị trường. Song, kinh tế thị trường vốn có những khuyết tật nhất định. Do tính tự phát vốn có nên kinh tế thị trường có thể dẫn đến không chỉ tiến bộ mà cả suy thoái, khủng hoảng, xung đột xã hội, nên cần có sự can thiệp của nhà nước
1.2.           Cấu trúc thị trường
              Thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công lao động xã hội, Sự phân công lao động xã hội này như C.Mác đã nói là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa. Khi nào có sự phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì khi ấy có thị trường. Thị trường là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội, do đó thị trường có thể phát triển vô cùng tận
-         Thị trường diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hóa, dịch vụ
-         Thị trường là nơi gặp nháu giữa cung và cầu, bao gồm cả 2 phạm vi:
+ Đối tượng lưu thông hàng hóa và dịch vụ
+ Hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ
-         Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình mua bán. Qua đó, có thể thấy rằng, trong một vài trường hợp người mua và người bán có thể gặp gỡ nhau trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường hàng hóa tiêu dùng như quần áo, rau quả… Hoặc trong một số trường hợp khác nhau như trong các thị trường chứng khoán, mọi công việc giao dịch có thể diễn ra qua điện thoại, qua vô tuyến bằng cách điều khiển từ xa… Nhưng một điều chung nhất đối với các thành viên tham gia vào thị trường là tìm cách tối đa hóa lợi ích kinh tế của mình. Người bán muốn bán được sản phẩm của mình để thu được lợi nhuận tối đa, người mua với lượng tiền có hạn của mình muốn thu được sự thỏa mãn lớn nhất về sản phẩm mà họ mua
            Chính sự tác động qua lại giữa người mua và người bán sẽ xác định được giá cả của từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể, đồng thời cung xác định số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất ra và qua đó sẽ xác định được việc sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn của xã hội nói chung. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động thực tế của thị trường rất phức tạp, khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như số lượng, quy mô, sức mạnh của các nhà sản xuất
            Đứng trên việc xem xét hành vi của thị trường, các nhà kinh tế thường phân loại thi trường:
-         Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là thị trường có vô số người mua và người bán; sản phẩm đồng nhất và người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm; việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường là tự do (Trích “Giáo trình Kinh tế vi mô”, tr180, Nxb Lao động – Xã hội)
-         Thị trường độc quyền: là thị trường mà chỉ có duy nhất một hãng sản xuất và sản xuất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Trong độc quyền, dịch vụ là độc nhất và không có hàng hóa thay thế gần gũi (Trích “Giáo trình Kinh tế Vi mô”, tr193, Nxb Lao động – Xã hội)
-         Thị trường cạnh tranh độc quyền: là thị trường mà trong đó có nhiều hãng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm soát một cách độc lập đối với giá cả của họ (Trích “Giáo trình Kinh tế Vi mô”, tr203, Nxb Lao đông – Xã hội)
-         Thị trường độc quyền tập đoàn: là thị trường trong đó một vài hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. (Trích “Giáo trình Kinh tế Vi mô”, tr207, Nxb Lao động – Xã hội)
Các yếu tố làm căn cứ phân loại thị trường:
-         Số lượng người bán (người sản xuất): Đây là một tiêu thức rất quan trọng xác định cơ cấu thị trường. Trong cá thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền có rất nhiều người bán. Mỗi người trong số họ chỉ sản xuất một phần rất nhỏ lượng cung trên thị trường. Trong thị trường độc quyền thì một ngành chỉ bao gồm một nhà sản xuất (người bán) duy nhất, còn thị trường độc quyền tập đoàn là một trường hợp trung gian ở đó có vài người bán kiểm soát hầu hết lượng cung trên thị trường
-         Chủng loại sản phẩm: Các nhà sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ra những sản phẩm đồng nhất, còn trong ngành cạnh tranh độc quyền, các hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau đôi chút. Ví dụ, các xí nghiệp may đưa ra thị trường các loại quần áo khác nhau về kiểu cách, chất lượng. Trong một ngành độc quyền tập đoàn thì các hang sản xuất ra sản xuất ra các sản phẩm khác nhau còn trong ngành độc quyền thì sản phẩm hoàn toàn giống nhau
-         Sức mạnh của hãng sản xuất: Một hãng sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, không có được khả năng trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả của thị trường. Trái lại, một nhà độc quyền có khả năng kiểm soát rất lớn. Một hãng sản xuất trong điều kiện cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn sẽ có một mức độ kiểm soát nào đó đối với giá cả của hàng hóa và dịch vụ
-         Các trở ngại xâm nhập thị trường: Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, các trở ngại đối với việc xâm nhập thị trường là rất thấp. Ngược lại trong độc quyền tập đoàn sẽ có những trở ngại đáng kể đối với việc gia nhập thị trường. Ví dụ: trong các ngành nghề chế tạo ô tô, luyện kim, việc xây dựng các nhà máy mới là rất tốn kém và là trở ngại lớn đối với việc gia nhập thị trường. Còn trong điều kiện độc quyền thì xâm nhập thị trường là cực kì khó khăn. Nhà độc quyền luôn tìm mọi cách để duy trì vài trò độc quyền của mình. Bằng sáng chế là một trở ngại lớn đối với các hãng muốn gia nhập thị trường
-         Hình thức cạnh tranh phi giá cả: Trong cạnh tranh hoàn hảo có sự cạnh tranh phi giá cả. Trong cạnh tranh độc quyền, các nhà sản xuất sử dụng các hình thức cạnh tranh phi giá cả như quảng cáo, phân biệt sản phẩm của họ.
Ví dụ: Các nhà sản xuất quần áo thường cạnh tranh bằng việc đưa ra các mốt, mẫu mã, kiểu cách khác nhau và quảng cáo dây chuyền sản xuất, sản phẩm của họ. Trong độc quyền tập đoàn cũng sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giá cả để làm tăng lượng bán của mình. Họ sử dụng nhiều quảng cáo đối với sản phẩm của họ
1.3.           Hoạt động của thị trường
           Nền kinh tế thị trường hoạt động một cách có hiệu quả trên cơ sở tương tác các lực lượng cung cầu. Sự tương tác này làm xuất hiện 3 vấn đề kinh tế đó là sản xuất cái gì, sản xuất cái gì và sản xuất cho ai. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Họ tương tác với nhau để hình thành giá và sản lượng cân bằng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ.
            Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả do thị trường mang lại cũng là tối ưu, nhất là đối với toàn bộ xã hội. Khi thị trường tự do tạo ra các kết quả mà xã hội không mong muốn, đó được gọi là thất bại của thị trường. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả của các nguồn tài nguyên khan hiếm của xã hội. Và chuẩn mực chúng về hiệu quả phân bổ là hiệu quả Pareto. Hiệu quả Pareto đạt được trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Khi thị trường không đạt được trạng thái cân bằng mang tính hiệu quả Pareto thì đó là thất bại của thị trường.
1.4.           Những thất bại mà thị trường gặp phải
Ø  Ngoại ứng
            Ngoại ứng là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dụng tới thành viên thứ ba không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng đó. Các ngoại ứng có thể mang tính chất tích cực hay tiêu cực. Các ngoại ứng tiêu cực gây ra việc chi phối đối với ích cho thành viên thứ ba còn các ngoại ứng tích cực mang lại lợi ích cho các thành viên này. Những thành viên thứ ba không nhân được sự thanh toán hay phải trả chi phí thích hợp. Ngoại ứng có thể phát sinh trong tiêu dùng hay trong sản xuất.
Ø  Hàng hóa công cộng
Ø  Tính cạnh tranh không hoàn hảo
Ø  Phân phối thu nhập không công bằng
2.      Chính sách can thiệp của nhà nước
            Sự can thiệp của nhà nước bảo đảm cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa, khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường ở tầm vĩ mô, trong khi không vi phạm bản chất và các cơ chế tự điều chỉnh ở tầm vi mô. Bằng cách đó, nhà nước kiềm chế sức mạnh của tính tự phát chứa đựng trong lòng thị trường, đồng thời, kinh tế thị trường vẫn là kinh tế thị trường với tất cả tiềm năng kích thích của nó đối với sản xuất, thông qua trao đổi hàng hóa – tiền tệ được thực hiện một cách tự do. Vì vậy kinh tế thị trường cần có sự điều tiết hay sự can thiệp của nhà nước
2.1.           Chính sách tài khóa
2.2.1. Chính sách tài khóa chủ động
2.2.2. Cơ chế tự ổn định
2.2.3. Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ
2.2.           Chính sách tiền tệ
2.3.           Sự tương tác giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Ø  Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Ø  Sự khác nhau về hiệu quả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Ø  Sự khác nhau về độ trễ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

2.4.           Tác động của sự can thiệp của chính phủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét