Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VIỆT TRUNG

MỤC LỤC

Contents
MỤC LỤC.. 1
LỜI MỞ ĐẦU.. 2
1.    Tính cấp thiết của đề tài 2
2.    Mục tiêu của đề tài 3
4.    Phương pháp nghiên cứu. 3
5.    Kết cấu khóa luận. 3
CHƯƠNG I. 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH  NGHIỆP.. 5
1.1.     Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. 5
1.1.1.     Khái niệm vốn. 5
1.1.2.     Phân loại vốn. 7
1.1.3.     Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. 11
1.2.     Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đo lường. 12
1.2.1.     Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn vốn của doanh nghiệp. 12
1.2.3.     Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 18
1.3.     Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 20
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 20
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 22
CHƯƠNG II. 25
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VIỆT TRUNG.. 25
2.1.  Giới thiệu chung về  Công ty Cổ phần Thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung. 25
(Nguồn: Bảng tính khấu hao năm 2009, 2010, 2011). 41
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 42
( đơn vị: triệu đồng). 42
2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 43
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung  48
2.3.1. Các thành công đạt được. 48
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung. 51
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 51
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung. 52
3.2.2. Giải pháp về vốn lưu động. 55
3.3. Một số  kiến nghị với nhà nước, cơ quan quản lý. 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 59

LỜI MỞ ĐẦU

1.      Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang hội nhập cùng các nước trong WTO, các doanh nghiệp nước ta đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về nhân lực, sản phẩm, thì vốn được coi là điều kiện hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn và nhân tố chi phối hầu hết các nhân tố khác. Việc sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý đơn vị phải có chiến lược, biện pháp hữu hiệu để tận dụng nguồn vốn nội bộ trong đơn vị và nguồn bên ngoài. Từ khi đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc sử dụng vốn hiệu quả càng trở nên quan trọng. Vì vậy việc sử dụng và quản lý vốn hiệu quả đem lại cho đơn vị nhiều lợi nhuận, làm cho đất nước ngày càng phát triển.
Từ cuối năm 2009 đến nay, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng đang trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong nước đang lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Do đó, vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị và sử dụng nguồn vốn kinh doanh. Vấn đề này không còn là mới nhưng luôn là câu hỏi cho các nhà quản lý doanh nghiệp và người quan tâm tới hoạt động kinh doanh, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác tình hình các doanh nghiệp nước ta hiện nay rất khó khăn, lạm phát cao, lãi suất vay cao, tồn kho hàng hóa nhiều, không tiêu thụ được. Đã có hàng ngàn doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, phá sản trong giai đoạn khó khăn vừa qua do yếu kém về mặt quản lý, mà đặc biệt là yếu kém về mặt quản lý vốn. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay nâng cao hiệu quả sự dụng vốn trong mỗi doanh nghiệp càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.

Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung, em nhận thấy tại công ty việc sử dụng hiệu quả vốn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Do vậy, em đã chọn đề tài: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VIỆT TRUNG” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2.      Mục tiêu của đề tài

-         Lí luận chung về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
-         Phân tích, đánh giá và chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung
-         Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty Cổ phần Thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung.
3.      Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-         Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung.
-         Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong 3 năm vừa qua từ năm 2009 – 2011, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.

4.      Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập, thống kê số liệu thông qua sách báo, tra cứu trên các trang web điện tử, tài liệu từ phòng tài chính kế toán của công ty lựa chọn nghiên cứu; Kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để nghiên cứu thực tiễn hiệu quả sử dụng vốn trong thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.

5.      Kết cấu khóa luận

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục bảng biểu, khóa luận gồn 3 chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung
       Tuy nhiên do trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế, việc thu thập tài liệu và thời gian nghiên cứu có hạn, do đó khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của thầy cô.
Nhân đây, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới cô giáo TS. Nguyễn Thu Thủy đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời giam làm đề tài khóa luận này.
Em xin chân thành cám ơn!

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH  NGHIỆP

1.1.           Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp

1.1.1.     Khái niệm vốn

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm thế nào để có đủ vốn và sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy vấn đề đặt ra ở đây - Vốn là gì? Các doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn. Vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tức là mục đích tích luỹ chứ không phải mục đích tiêu dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong các doanh nghiệp. Đứng trên các giác độ khác nhau ta có cách nhìn khác nhau về vốn.
Theo quan điểm của Mark - nhìn nhận dưới giác độ của các yếu tố sản xuất thì ông cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên, Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là một hạn chế trong quan điểm của Mark.
Còn Paul A.Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng: Đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và hàng hoá vốn là yếu tố kết quả của quá trình sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó.
Một số hàng hoá vốn có thể tồn tại trong vài năm, trong khi một số khác có thể tồn tại trong một thế kỷ hoặc lâu hơn. Đặc điểm cơ bản nhất của hàng hoá vốn thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra, vừa là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg cho rằng: “Vốn được phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”. Như vậy, ông đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.Trong đó:
Vốn hiện vật: Là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác.
Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp.
Ngoài ra, có nhiều quan niệm khác về vốn nhưng mọi quá trình sản xuất kinh doanh đều có thể khái quát thành:
T...... H (TLLD, TLSX) ....... SX ....... H’......T’
Để có các yếu tố đầu vào (TLLĐ, TLSX) phục vụ cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền ứng trước này gọi là vốn của doanh nghiệp. Vậy: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận”.
Nhưng tiền không phải là vốn. Nó chỉ trở thành vốn khi có đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định hay  nói cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực.
Thứ hai: Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Có được điều đó mới làm cho vốn có đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh dù là nhỏ nhất. Nếu tiền nằm ở rải rác các nơi mà không được thu gom lại thành một món lớn thì cũng không làm gì được. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn khởi điểm thì phải có một lượng vốn pháp định đủ lớn. Muốn kinh doanh tốt thì doanh nghiệp phải tìm cách gom tiền thành món lớn để đầu tư vào phương án sản xuất của mình.

Thứ ba: Khi có đủ lượng thì tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét