Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA

TÓM LƯỢC

          
Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu phân tích đánh giá về quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa. Quá trình nghiên cứu được tiếp cận bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu, phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Thông qua các phương pháp đó, bằng cách nhìn nhận đánh giá những thành công, tồn tại, nguyên nhân phát sinh; bằng các kết quả phân tích rút ra được kết luận về quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa. Đây là căn cứ để đưa ra các giải pháp quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả nhằm đóng góp vào sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thông qua bài luận văn này, cùng với các kết quả tích lũy trong đó em hy vọng  sẽ đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng nói chung và các yếu tố xác lập hiệu quả và hiệu năng của chuỗi cung ứng nói riêng.

LỜI CẢM ƠN


            Trong thời gian học tập tại trường đại học Thương Mại, khoa Thương mại quốc tế em đã được các thầy, cô truyền đạt rất nhiều kiến thức. Nhưng để đánh giá kết quả học tập, đồng thời để so sánh những kiến thức được trang bị ở trường với thực tế đang diễn ra ở doanh nghiệp và bước đầu làm quen với công việc, em đã thực tập tại phòng kinh doanh của công ty Cổ phần tập đoàn Thái Hòa. Sau thời gian tìm hiểu hoạt động của đơn vị kinh doanh em đã quyết định đi nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa”, với mong muốn nghiên cứu, tìm tòi và đóng góp một số ý kiến, đề xuất giải pháp mang tính khoa học và khả thi vào thực tiễn kinh doanh của công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong điều kiện hiện nay.
            Do giới hạn về thời gian thực tập, phạm vi nghiên cứu rộng và năng lực còn hạn chế, bài viết của em đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
            Em xin chân thành cảm ơn quý công ty và đặc biệt là TS. Lục Thị Thu Hường đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài này.
                    
             
                                                                                                      Sinh viên
                                                                                    Bùi Phương Loan









MỤC LỤC

TÓM LƯỢC................................................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ iii
MỤC LỤC................................................................................................................................... iv
Danh mỤc các bẢng biỂu và hình vẼ.................................................................. vii
Danh mỤc các tỪ viẾt tẮt...................................................................................... viii
Chương 1: TỔng quan nghiên cỨu đỀ tài........................................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI................................................................................................................ 1
1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI........................................................................................ 3
1.3 CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................................................................................. 3
1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP........................................................................................................................ 4
Chương 2: MỘt sỐ vẤn đỀ lí luẬn cơ bẢn vỀ quẢn trỊ chuỖi cung Ứng       5
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.................................................................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng......................................................................................... 5
2.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng.......................................................................... 5
2.2 MỘT SỐ NỘI DUNG LÍ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG................................................... 5
2.2.1 Phạm vi của chuỗi cung ứng..................................................................................... 5
2.2.2 Các thành viên trong chuỗi cung ứng...................................................................... 6
2.2.3 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với hoạt động kinh doanh................... 7
2.2.4 Các yếu tố xác lập hiệu quả và hiệu năng của chuỗi cung ứng.......................... 9
2.2.5 Hệ thống đánh giá kết quả chuỗi cung ứng......................................................................... 1313
2.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NHỮNG NĂM TRƯỚC      15
Chương 3: Phương pháp nghiên cỨU và thỰc trẠng quẢn trỊ chuỖi cung Ứng cà phê xuẤt khẨu cỦa Công ty CPTĐ Thái Hòa............................................. 16
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................................ 16
3.1.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp............................................. 16
3.1.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp........................................... 17
3.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CPTĐ THÁI HÒA               18
3.2.1 Tổng quan về công ty CPTĐ Thái Hòa.................................................................. 18
3.2.2 Nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của công ty CPTĐ Thái Hòa  23
3.2.3 Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng cà phê của công ty CPTĐ Thái Hòa 25
3.3 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ XÁC LẬP HIỆU QUẢ VÀ HIỆU NĂNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG               27
3.3.1 Mạng lưới cơ sở sản xuất- kinh doanh.................................................................. 27
3.3.2 Dự trữ.......................................................................................................................... 28
3.3.3 Vận chuyển................................................................................................................. 29
3.3.4 Thuê ngoài................................................................................................................. 30
3.3.5 Thông tin.................................................................................................................... 33
3.4 HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG............................................................................. 34
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CPTĐTHÁI HÒA....................................................................................................................... 36
4.1 KẾT LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CPTĐ THÁI HÒA........................ 36
4.2 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG  TY      39
4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG................................................... 42
4.1.1 Thành công................................................................................................................ 36
4.1.2 Các hạn chế............................................................................................................... 38
4.1 KẾT LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CPTĐ THÁI HÒA........................ 36
4.2 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG  TY      39
4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG................................................... 42
4.2.1 Xu hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam........................................................ 39
4.2.2 Chiến lược kinh doanh của Thái Hoà tới 2012.................................................... 41
4.1 KẾT LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CPTĐ THÁI HÒA........................ 36
4.2 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG  TY      39
4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG................................................... 42
4.3.1 Giải pháp cho dự trữ và mua hàng......................................................................... 42
4.3.2 Giải pháp cho thông tin........................................................................................... 43
4.3.3 Giải pháp cho thuê ngoài........................................................................................ 45
4.3.4  Các giải pháp khác.................................................................................................. 46
4.3.5 Kiến nghị với cơ quan quản lí nhà nước............................................................... 46



Danh mỤc các bẢng biỂu và hình vẼ

 

Tên bảng biểu và hình vẽ
Trang
Bảng 3.1: Bảng các dự án đang triển khai của Thái Hòa
22
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh
23
Bảng 3.3: Danh sách khách hàng chủ chốt năm 2009
27
Bảng 3.4: Các phương pháp chế biến
28


Danh mỤc các tỪ viẾt tẮt





STT
Viết tắt
Từ
1
SCM
Quản trị chuỗi cung ứng
2
CNTT
Công nghệ thông tin
3
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
4
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
5
ERP
Hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp
6
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
7
CPTĐ
Cổ phần Tập đoàn













Chương 1: TỔng quan nghiên cỨu đỀ tài


1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

            Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Braxin và là nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta) với chất lượng tốt trên thế giới. Xuất khẩu cà phê hiện chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam và chiếm tới 10% thị phần cà phê toàn cầu. Năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 1,8 tỷ USD, tăng 22,3% về lượng và 50% về kim ngạch so với năm 2006. Năm 2009, xuất khẩu đạt 1,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,75 tỷ USD. So với năm 2008, xuất khẩu cà phê năm 2009 tăng 14,9% về lượng nhưng giảm 19,2% về giá do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Với mức tăng này cà phê đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản và là một trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt kim ngạch xuất khẩu gạo với mức 13%. Theo đường lối của Đảng và nhà nước, trong những năm tới ngành cà phê Việt Nam sẽ chú trọng mở rộng chủng loại mặt hàng; sản xuất cà phê chất lượng cao; đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Cà phê hiện vẫn được coi là một trong những cây trồng chiến lược trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân.
             Việt Nam đang trên đà đổi mới theo hướng kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, và đang trong bối cảnh Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới mang nhiều tính cạnh tranh và năng động. Các thuật ngữ và kiến thức về Quản trị chuỗi cung ứng chỉ mới thực sự biết đến ở Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên nó lại nhận được sự quan tâm đặc biệt vì tầm quan trọng của nó. Đối với các công ty, quản trị chuỗi cung ứng (SMC) có vai trò rất to lớn, bởi SMC giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ và SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo AMR Research yếu tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các công ty hàng đầu là sở hữu một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn đối thủ. Nói cách khác, SCM không còn là một chức năng mang tính hoạt động của các công ty hàng đầu mà trở thành một bộ phận chiến lược của công ty.
            Công ty TNHH Thái Hòa thành lập tháng 3 năm 1996, vốn điều lệ khởi điểm 10 tỷ VNĐ, năm 2007 công ty tái cấu trúc và đổi tên thành công ty Cổ phần tập đoàn Thái Hòa với mong muốn tạo dựng một thương hiệu cà phê Arabica danh tiếng. Sau hơn mười năm, Thái Hoà đã là nhà xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất Việt Nam, thương hiệu được khách hàng quốc tế đánh giá cao. Sản phẩm cà phê Arabica của Thái Hoà đã có mặt ở thị trường Mỹ, Đức, EU, Nhật Bản và Trung Đông. Tại Việt Nam, Thái Hoà được đánh giá là có công lớn trong việc đưa cà phê Arabica trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị cao ra thị trường quốc tế. Hoạt động chính của công ty là chế biến cà phê nguyên liệu, xuất khẩu cho những tập đoàn lớn như Nestle, Atlantic, Marruberi, Touto…Dự kiến trong năm 2010 Thái Hòa sẽ vươn lên trở thành tập đoàn xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam.
            Thái Hòa cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê khác của Việt Nam, đang gặp phải nhiều vấn đề cần nhanh chóng tìm ra giải pháp tháo gỡ, phổ biến là trong các hoạt động: thu mua nguyên liệu, vận chuyển hàng hóa tới khách hàng, tìm kiếm nguồn cung và khách hàng, phân tích nhu cầu… Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty Thái Hòa phải đối mặt với mâu thuẫn rất lớn giữa quản lý chi phí hiệu quả (chi phí tồn kho và chi phí vận chuyển cao), với việc nâng cao dịch vụ khách hàng (chẳng hạn như: tỷ lệ hàng hóa luôn sẵn sàng, thời gian giao hàng ngắn). Nhưng với xu hướng phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu của khách hàng nhìn chung ngày càng cao và khắt khe hơn đã đặt ra thách thức cho chuỗi cung ứng của công ty phải nhanh hơn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường cùng với tỷ lệ cao hơn về sự sẵn sàng sản phẩm cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, sự gia tăng của hoạt động thuê ngoài đã ngày càng làm cho chuỗi cung ứng của  doanh nghiệp phức tạp hơn do phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp thiếu chuyên nghiệp (giao hàng chậm, giao hàng kém chất lượng). Sự hạn chế năng lực sản xuất trước sự phát triển nhanh của cầu đòi hỏi công ty phải tìm ra giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của mình một cách hiệu quả.
            Quá trình thực tập tại doanh nghiệp, được tiếp xúc với thực tiễn hoạt động kinh doanh, em nhận thấy hoạt động quản trị chuỗi cung ứng có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa”.

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

            Xuất phát từ thực tiễn của công ty, qua quá trình khảo sát thực tế và nghiên cứu tại doanh nghiệp, cùng với định hướng của các thầy cô hướng dẫn thực tập và hướng dẫn làm luận văn, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty Thái Hòa” nhằm giúp công ty có được giải pháp hợp lí để phát triển theo xu hướng và yêu cầu của thị trường.

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

-         Xây dựng cơ sở lí luận của quản trị chuỗi cung ứng và các vấn đề liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng như: các yếu tố tạo nên hiệu quả và hiệu năng của chuỗi cung ứng, mục tiêu của chuỗi cung ứng, vai trò của quản trị chuỗi cung ứng, các thành viên trong chuỗi cung ứng…
-         Thông qua việc nghiên cứu tài liệu về công ty, phỏng vấn những nhân viên của công ty để có thể đánh giá thực trạng các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty cũng như những ưu, nhược điểm.
-         Dựa trên cơ sở lí luận và đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty để đưa ra các giải pháp liên quan đến các yếu tố tạo nên hiệu quả và hiệu năng của chuỗi cung ứng.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

            Trong giới hạn của một luận văn tốt nghiệp, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
-         Chủ thể nghiên cứu: Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa.
-         Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số các vấn đề liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa như : các yếu tố tạo nên hiệu quả của chuỗi cung ứng (mạng lưới cơ sở sản xuất kinh doanh, dự trữ, vận chuyển, thuê ngoài, thông tin), các thành viên tham gia chuỗi cung ứng, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
-         Về mặt không gian: Việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi chuỗi cung ứng trực tiếp.
-         Về mặt thời gian: Dựa trên kết quả kinh doanh của công ty Thái Hòa trong 3 năm gần nhất từ năm 2007 đến năm 2009.

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

            Luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được chia làm 4 chương:
       Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: Trong phần này tôi sẽ trình bày về tính cấp thiết của đề tài cùng với mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
       Chương 2: Một số vấn đề lí luận cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng: Chương này sẽ là một số lí thuyết của SCM bao gồm: khái niệm về SCM, phạm vi chuỗi cung ứng, các thành viên trong chuỗi cung ứng, vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh, các yếu tố xác lập hiệu quả và hiệu năng của chuỗi cung ứng... để tạo nền tảng cho việc đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên quan trong chương 3.
       Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty Thái Hòa: phần này nêu ra các phương pháp nghiên cứu đề tài và gắn thực tiễn của doanh nghiệp vào các lí thuyết đã được đề cập ở chương 2, để qua đó đánh giá một cách tổng quan về thực trạng SCM của Thái Hòa.
       Chương 4: Các kết luận và đề xuất với quản trị chuỗi cung ứng giá trị cà phê của công ty Thái Hòa: sau quá trình đánh giá, phần này tôi sẽ đưa ra các kết luận về thành công cũng như những hạn chế của hoạt động SCM tại Thái Hòa. Dự báo thị trường cà phê xuất khẩu và chiến lược kinh doanh của công ty sẽ là căn cứ để tôi đưa ra các đề xuất với nhà quản trị của công ty và kiến nghị với cơ quan quản lí nhà nước.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét