Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Tính tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh

v LỜI NÓI ĐẦU
          “ Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành tư tưởng Hồ Chí Minh, bo gồm hệ thống những luận điểm lý luận được rút ra từ thực tiễn cách mạng, từ sự kế thừa và phát triển những tinh hoa cua dân tộc và trí tuệ của thời đại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác- Lênin nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của quá trình phát triển từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến tiến dần lên chế độ xã hội chủ nghĩa có cơ cấu công- nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến có khả năng không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động”.
          Qua định nghĩa tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh ta có thể khẳng định nếu tư tưởng kinh tế của Người được quán triệt vận dụng tốt sẽ có tác dụng định hướng, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế mới do công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu đặt ra. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong qua trình đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, trên cơ sở tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá: gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Đó chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững. Vì vậy việc nghiên cứu tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh một cách toàn diện, có hệ thống đang được đặt ra như một vấn đề vừa có tính cáp bách vừa có tính lâu dài, góp phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước Việ Nam xã hộic hủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay và mãi mãi về sau.
          Trên cơ sở nêu ra tính tất yếu của sự tồn tại các thành phần kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ, những nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về kinh tế nhiều thành phần và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới nhằm khẳng định Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy tính khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta và với tác dụng của nó sẽ giúp kinh tế của nước ta phát triển làm cơ sở để chúng ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
          Để thực hiện được mục đích trên trong quá trình làm tiểu luận em sử dụng các phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu ngoài ra em còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, khái quát hoá, thống kê
          Ngoài phần mở đầu và kết luận tiểu luận của em gồm 3 nội dung chính như sau:
I.                   Tính tất yếu của nền kinh tế  nhiều thành phần ở nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh
II.                Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nhiều thành phần
III.             Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nhiều thành phần trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do nhận thức còn hạn chế vì vậy tiểu luận của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để các bài sau của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!











PHẦN NỘI DUNG
I. Tính tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Rất dễ nhận thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa trực tiếp các quan điểm lý luận của Lênin: cơ cấu các thành phần của một nền kinh tế phụ thuộc vào sự tồn tại của các hình thức sở hữu, các quan hệ sản xuất, vào trình độ phát triẻn của lự lượng sản xuất, của sản xuất hàng hoá trong thời kỳ quá độ, về vấn đề này Lênin chỉ rõ: nền kinh tế trong thời kỳ quá độ, xét về toàn bộ, nó là nền kinh tế quá độ, còn tồn tại nhiều hình thứuc sở hữu( sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp) do đó sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau là một tất yếu khách quan.
Khi nghiên cứu chính sách kinh tế mới của Lênin để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, ngay từ trong kháng chiến chống Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ . ở vùng tự do của ta còn tồn tại 6 thành phần kinh tế sau đây:
“Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô, nhưng vì để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, Đảng và nhà nước chưa chủ trương xoá bỏ ngay thành phần kinh tế này, mà chỉ thực hiện giảm tô, giảm tức, để tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, đưa kháng chiến đến thành công.
Kinh tế quốc doanh, có tính chất xã hội chủ nghĩa. Là nền tảng của nền kinh tế dân chủ mới, dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính phủ nhân dân.
Kinh tế hợp tác xã có tính chất nửa xã ội chủ nghĩa, do nhân dân giúp nhau mua bán không để con buôn bóc lột.
Kinh tế cá nhân, nông dân và thợ thủ công, có tính chất cá thể, tự cấp, tự túc, còn nhiều lạc hậu
Kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột công nhân nhưng đồng thời họ cũng góp phần xây dựng kinh tế nhà nước.
Kinh tế tư bản quốc gia là nhà nước hùn vốn với tư nhân do nhà nước lãnh đạo. Trong loại này, tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản, tư bản của nhà nước là chủ nghĩa xã hội
Sự tồn tại của các tahnhf phần kinh tế nói trên phản ánh thực trạng của nền kinh tế kháng chiến cả về tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó có hai thành phần kinh tế bóc lột nhất là kinh tế địa chủ, chưa thể xoá bỏ do yêu cầu của đại đoàn kết dân tộc. Còn kinh tế tư bản tư nhân tuy rất nhỏ yếu, có bóc lột nhưng bảo vệ quyền lợi của công nhân không cho họ bóc lột qua tay. Trong điều kiện khó khăn, kém phát triẻn của kháng chiến ta cần tranh thủ tận dụng vốn, kinh nghiệm sản xuất, tổ chức quản lý của nhà tư sản phục vụ cho kháng chiến lâu dài của ta, đáp ứng nhu cầu cân thiết của nhân dân.
Sau khi miền Bắc nước ta chính thứuc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong báo cáo về dự thảo hiến pháp Hồ Chí Minh nói rõ: Nhà nước ta vẫn thừa nhận còn 4 hình thức sở hữu chính: sở hữu của nhà nước, sở hữu của hợp tác xã, sở hữu của người lao động riêng lẻ và một ít sở hữư của nhà tư bản, do đó trong thựuc tế vẫn còn tồn tại các thành phần kinh tế sau:
Kinh tế quốc doanh: với tư cách là nền tảng vật chất của chủ nghĩa xã hội
Kinh tế hợp tác xã (của nông dân và thợ thủ công) được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện
Kinh tế công tư hợp doanh, thực chất là kinh tế tư bản nhà nước nhà nước góp vốn với nhà tư sản dân tộc cùng hợp doanh dưới sự lãnh đạo của nhà nước, qua đó giúp nhà tư sản tiếp thu, cải tạo hoà mình với nhân dân lao động cùng xây dựng tổ quốc.
Kinh tế của những người lao động riêng lẻ chưa có điều kiện gia nhập hợp tác xã
Do chưa nhận thứuc được thưòi kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường, phải bắc nhiều nhịp cầu nhỏ để quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhất là ở một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như ở nước ta, nên chúng ta cũng không nhận thức được sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần cũng là một tất yếu lịch sử. Do chủ quan nôn nóng chúng ta đã dùng biện pháp hành chính cưỡng bức để nhanh chóng xoá đi những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, tưởng rằng như thế sẽ sớm có chủ nghĩa xã hội. Và chúng ta đã phải trả giá cho những việc làm trái quy luật kinh tế khách quan: Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ cho chúng ta thấy lực lượng sản xuất không chỉ kìm hãm trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đại hội Đảng lần thứ VI đã trở về với quan điểm của Hồ Chí Minh: coi nền kinh tế nhiều thành phần là đặc thù của thời kỳ quá độ. Vởy thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh về tính khách quan của các thành phần kinh tế trong thời ỳ quá độ là hoàn toàn đúng đắn.

II. Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nhiều thành phần
Hồ Chí Minh đã sớm nói về sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu, và do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong chế độ dân chủ mới, có năm loại kinh tế khác nhau
A. Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghãi xã hội, vì nó là của chung của nhân dân)
B. Kinh tế hợp tác xã( nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội)
C. Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công( có thể tiến dần vào hợp tác xã tức là nửa chủ nghĩa xã hội)
D. Tư bản tư nhân
E. Tư bản của nhà nước( Như nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh)
          Thứ tự sắp xếp các thành phần kinh tế ở Hồ Chí Minh trái ngược với Lênin, nhưng không tạo nên sự đối lập mà bổ sung hợp lý. Nếu Lênin sắp xếp các hình thức sở hữu theo lôgíc vận động khách quan của chúng, thì Hồ Chí Minh lại căn cứ vào vai trò thực tế của từng hình thức sở hữu trong chế độ mới để sắp xếp chúng. Xét về mặt này, sở hữu xã hội đứng ở vị trí cao nhất, bởi lẽ nó đang là nền tảng kinh tế của chế độ xã hội mới, chỗ dựa của nhà nước nhân dân; sở hữu xã hội chủ nghĩa quy định bản chất các quan hệ xã hội đang trong quá trình manh nha và định hình. Vai trò của kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, thể hiện ở chỗ: đâylà hình thức sở hữ chính, tồn tại trong ccs lĩnh vực then chốt, ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, có tác dụng hướng dẫn các loại hình kinh tế khác và là dòng chảy chủ đạo, mục đích hướng tới của tất cả các quan hệ và hoạt động kinh tế. Sở hữu xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong quá trình vận động theo các tầng nấc thang từ thấp đến cao, tương ứng với trình độ tiến hoá của lực lượng sản xuất, quy mô xã hội của sản xuất xã hội. Quá trình vận động này có quy luật đặc thù, tất yếu khách quan và không thể bỏ qua một cách tuỳ tiện. Đánh giá mức độ tiến hoá của sở hữ tập thể - một hình thức sở hữ cơ bản dưới chế độ xã hội chủ nghĩa – Hồ Chí Minh đã chỉ rõ các nấc thang cần phải qua. “Đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp là đưa nông nghiệp làm ăn riêng lẻ đi dần từ tổ đổi công, tiến lên hợp tác xã cấp thấp, rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao. Chính lực lượng sản xuất quy định sự vận động của các quan hệ sở hữu trong nội bộ chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và các hình thức tổ chức sản xuất xã hội.
Khi hoà bình lặp lại trên miền Bắc, để chính thứuc hoá đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã cùng quốc hội sửa đổi hiến pháp. Trong báo cáo sửa đổi hiến pháp trước quốc hội Hồ Chí Minh đã trình bày đường lối chung tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đáng chủ ý trong đường lối chung đó là Người nêu rõ các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế ở nước ta trong thưòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chính sách đối với các loại hình đó.
Trong nước ta hiện nay có nhiều hình thức sở hữu của nhà tư bản. Mục đích của chế độ ta là xoá bỏ các hình thức không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
Cũng trong báo cáo này Hồ Chí Minh còn nêu rõ các thành phần kinh tế trong thưòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vai trò và xu thế vận động của chúng:
- Kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu toàn dân nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên.
- Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; nhà nước đặc biệt khuyến khích hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển
- Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ và ra sức hướng dẫn giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện.
- Đối với các nhà tư sản công thương, nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo hướng chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công ty hợp doanh và những hình thức cải tạo khác.
Một điều đáng lưu ý trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là : Người có quan điểm khách quan rộng rãi với kinh tế tư bản tư nhân trong nước như trên còn vì Người nhìn thấy tích chất đặc điểm riêng của giai cấp tư sản Việt Nam. Người đã nói: “Còn giai cấp tư sản ở nước ta thì họ có xu hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu nước Vì tư sản nước ta họ bị Tây, Nhật áp bức khinh miệt , họ căm tức tư sản Nhật, cho nên nếu mình thuyết phục khéo họ có thể hướng theo chủ nghĩa xã hội
Người rất quan tâm đến việc làm ăn của Ngoại Kiều: “Các bạn, người buôn bán, kinh doanh, tiểu thương, tiểu chủ, công nhân, và trí thức đã chung sống với nhân dân Việt Nam. Vì vậy tôi khuyên các bạn: Các bạn cứ yên lòng làm ăn như thường. Nhân dân Việt Nam sẽ giúp đỡ và bảo hộ các bạn”.
          Chỉ rõ sự tồn tại và hoạt động đồng thời của nhiều thành phần kinh tế ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đẩy lý luận đi tiếp một bước xa hơn, nêu bật lực lượng ccể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa là của toàn dân, do toàn dân, vì lợi ích và hạnh phúc của mọi người . Đây là một phát kiến mới, kịp thời bổ sung vào lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong khi khảng định công nhân, nông dân, trí thức là đông lực chính của công cuộc xây dụng xã hội mới, Hồ Chí Minh không bỏ qua vai trò của các tầng lớp xã hội khác: tiểu thương, tiểu chủ, tư sản dân tộc.. Quan điểm này của Hồ Chí Minh hết sức nhất quán, đã hình thành từ những năm 30 trong Cương lĩnh đầu tiên – một cương lĩnh được coi là đã kết hợp độc đáo độc lập dân tọc và chủ nghĩa xã hội.
Qua việc trình bày những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về kinh tế nhiều thành phần ta thấy rõ tư tưởng của Người về vấn đê này là hết sức rõ ràng nếu những tư tưởng đó được áp dụng thì chắc chắn chúng ta không có giai đoạn bao cấp từ 1975- 1985 đầy khó khăn, trắc trở gây lên những tổn thất to lớn. Đây là bài học to lớn trong việc vận dụng tư tưởng của Người trong giai đoạn tiếp theo trong tương lai.

III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nhiều thành phần trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.
Do nhận thức không đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nói chung và tư tưởng của Người về kinh tế nhiều thành phần nói riêng trong hoạt động thực tiễn chúng ta đã mắc phải những khuyết điểm nghiêm trọng. Chúng ta đã dùng biện pháp hành chính, cưỡng bức xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa khi nó vẫn còn có tác dụng to lớn, còn lý do để tồn tại. Sai lầm khuyết điểm này chúng ta đã phải trả giá: từ 1975- 1985 nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng chính trị xã hội , lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng bị giảm sút.
Đại hội VI của Đảng là mốc son quan trọng đánh dấu thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới thực chất là trở về những tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội xác định các thành phần kinh tế nước ta gồm:
Kinh tế xã hội chủ nghĩa: Bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể
Các thành phần kinh tế gồm: Kinh tế sản xuất hàng hoá( cá thể); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc (ở Tây Nguyên là các vùng núi cao)
Đại hội Đảng lần IX đã xác định nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay gồm 6 thành phần cụ thể
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế cá thể tiểu chủ
Kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế tư bản nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Về phương hướng phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, Nghị quyết đại hội IX chỉ rõ: “ Thực hiện nhất quán nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phậ cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”
Đại hội X chỉ rõ:” Trên cơ sở ba chế độ sở hữu toàn dân, tập thể, tư nhiên hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế:
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư bản tư nhân ( cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân)
Kinh tế tư bản nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
Đánh giá thành tựu 20 năm đổi mới đại hội X khẳng định: “Hai mươi năm qua, với sựnõ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử”
Sau 20 năm đổi mới đất nước ta đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện:
Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội
Tăng trưởng kinh tế khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt
Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường
Chính trị xã hội ổn định
Quốc phòng an ninh được giữ vững
Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao
Sức mạnh tổng hợp quốc gia đã tăng lên rất nhiều
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành những nét cơ bản
Như vậy thắng lợi của 20 năm đổi mới là thắng lợi của đường lối kinh tế của Đảng ta thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo những tư tưởng kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh về thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vởy có thể khẳng định khi nào chúng ta nhận thức đầy đủ đúng đắn và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Hồ Chí Minh vào thựuc tiễn thì chúng ta giành được thắng lợi và ngược lại khi nào chúng ta nhận thức chưa đầy đủ, vận dụng máy móc, giáo điều thì chúng ta sẽ thất bại.



PHẦN KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt đầu hình thành từ những năm 20 của thế kỷ 20 và chủ yếu được thể hiện trong thời kỳ 1954- 1964 tức là từ khi Miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cho tới lúc Người đi vào cõi vĩnh hằng. Thời kỳ này nước ta phải đồng thời tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược cách mạng: xây dựng Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam
Bản thân Hồ Chí Minh bao giờ cũng nhận thức sâu sắc, thấu đáo nhu cầu thực tiễn và sự vận dụng phát triển tư duy lý luận. Người thường xuyên căn dặn: Phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác- Lênin để dùng lập trường quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin mà tổng kết những kinh nghệm của Đảng ta. Phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta để dần dần hiểu được những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam định ra những đường lối phương châm bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta. Bản thân Người đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế mới của Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một nước nông nghiệplạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Quan điểm đường lối đúng đắn đó có tư tưởng kinh tế nhiều thành phần. Nhờ đó trong những năm đầu hoà bình lặp lại, nền kinh tế miền Bắc đã có những chuyển biến tích cực nhanh chóng mức sản xuất những năm 60 vượt hơn hẳn so với những năm trước đó đời sống cán bộ, công nhân miền Bắc bước đầu được cải thiện rõ rệt. Trong những năm tiếp theo đặc biệt từ năm 1975- 1985 tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế đã không được nhận thức đầy đủ vào thực tiễn nền kinh tế nước ta đi vào thời kỳ khủng hoảng
Từ đại hội Đảng lần thứ VI tiến lên đại hội X Đảng ta lãnh đạo và khưỏi xướng công cuộc đổi mới đất nước thực chất là quay trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là những tư tưởng của Người về kinh tế.Thành tựu của 20 năm đổi mới đã khẳng định tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắc. Vậy những tưởng của Người nếu được nhận thức và vận dụng đầy đủ, sáng tạo, đúng đắn sáng tạo sẽ soi sáng con đường cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuổi cùng là cộng sản xã hội chủ nghĩa






1 nhận xét:

  1. Casino City, NY - Mapyro
    Casinos 포천 출장마사지 Near Casinos. One of the best things about Casinos Near Casinos Near Casinos is the fact that you 상주 출장안마 can 전라남도 출장샵 always visit them 강원도 출장마사지 Close 충청북도 출장안마 up the map to the casino.

    Trả lờiXóa