Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Tìm hiểu mô hình khách sạn sinh thái trên thế giới


          
  Ngày nay, khi dân số ngày càng tăng cùng với các vấn đề phát sinh trong môi trường thì việc bảo vệ nó càng ngày càng được coi trong hơn. Không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền vận đông người dân giữ vệ sinh nơi công cộng hay không vứt rác bừa bãi mà việc làm thế nào để cải thiện môi trường cũng được nâng cao. Kinh tế phát triển kéo theo vô vàn các loại hình kinh doanh, nhưng việc kết hợp vừa kinh doanh tốt lại vừa cải thiện được môi trường thì thực sự không phải ai cũng nghĩ đến. Thông thường, khi kinh doanh người ta thường nghĩ đến lợi ích kinh tế nhiều hơn là hậu quả của nó ảnh hưởng đến môi trường ra sao. Nhưng thực tế, nếu kinh doanh mà không thể bảo vệ môi trường khi không thể phát triển bền vũng được.
           Khi nhu cầu càng ngày càng tăng, việc vui chơi giải trí mà lại có ích cho môi trường luôn được coi trọng. Hình thức vui chơi kết hợp với bảo vệ, cải thiện môi trường mà người dân hướng tới đó chính là du lịch sinh thái, một hình thức du lịch mang tính thiên nhiên, nhưng lại có mục đích giáo dục về bảo vệ môi trường. Du khách không chỉ được khám phá, được nghiên cứu mà còn được học cách trân trọng, giữ gìn sự trong sạch của môi trường. Kết hợp với đi du lịch, các dịch vụ nhà nghỉ khách sạn cũng không ngừng tăng cao. Hiện nay, dịch vụ nhà nghỉ khách sạn cũng góp phần rất quan trong trong việc tác động vào môi trường. Một mô hình khách sạn mới lạ sẽ thu hút được khách không chỉ về kiểu dáng, công dụng mà còn cả chất lượng của nó.
          Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình khách sạn sinh thái trên thế giới” đề hoàn thiện bài luận văn của mình
           CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM
1.     Khái niệm về sinh thái
Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi  trường  để  tạo  nên  chu  trình  vật  chất  (chu  trình  sinh-địa-hoá)  và  sự chuyển hóa của năng lượng.
Thuật ngữ “Hệ sinh thái” (Ecosystem) được  A.  Tansley  nêu  ra  vào  năm  1935  và  trở  thành  phổ  biến,  được  sử dụng rộng rãi nhất vì nó không chỉ bao hàm các hệ sinh thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái luôn là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh, bởi vì trong quá trình tồn tại và phát triển, hệ phải tiếp nhận cả nguồn vật chất và năng lượng từ môi trường. Điều này làm cho hệ sinh thái hoàn toàn khác biệt với các hệ thống vật chất khác có trong tự nhiên.
2.     Khái niệm du lịch sinh thái
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như:
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái(DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này" trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn.
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.
Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Qua tìm hiểu các khái niệm trên ta có thể thấy rằng các khu bảo tồn và VQG là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn khách du lích sinh thái.
Những yếu tố này có thể là một hoăc nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu, cuộc sống hoang dã phong tục tập quán, tính đa dạng sinh học cao, địa hình hùng vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa đương đại, mang tính đặc thù trong điều kiện tự nhiên. Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chức du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương do vậy các yếu tố này sẽ được bảo vệ tốt, chính đây là mối quan hệ giữa du lịch và các Khu bảo tồn và VQG.
Ở Việt Nam nói chung và ở VQG nói riêng, một yếu tố gây hấp dẫn cho khách du lich đó là những thông tin về Đa dạng sinh học, những phát hiện mới về các loài động thực vật và những cảnh đẹp thiên nhiên. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng các khách đến với các khu bảo tồn và VQG không hẳn là khách Du lịch sinh thái, mà họ chỉ có những sở thích về muốn khám phá cảnh đẹp, do vậy họ chỉ lựu lại những khu vực này với thời gian rất ngắn, họ không muốn có những trải nghiệm thực sự với thiên nhiên. Nhưng không là quan trọng miễn là chúng ta có cách quản lý tốt, họ cũng là những nguồn thu lợi hiệu quả góp phần vào cho việc bảo tồn và cải thiện sinh kế cho người dân ở đây như một giải pháp trước mắt, nhưng đó không phải là đối tượng chính cho của hoạt động du lịch sinh thái. Mà các hoạt động du lịch sinh thái ở đây phải được xây dựng bám sát định nghĩa về du lịch sinh thái. Nhằm đảm bảo rằng phát triển du lịch sinh thái không làm tổn hại đến VQG và tăng nguồn thu nhập một cách bền vững cho cộng đồng địa phương bằng các hoạt động du lịch sinh thái.
Hiện nay DLST đang đóng một vai trò quan trọng trong nhiều dự án bảo tồn thiên nhiên và phát triển cảnh quan, các mục tiêu của DLST có liên quan đến các khu bảo tồn thiên nhiên là:
Du lịch sinh thái là cách tốt nhất nhằm giúp cả cộng đồng địa phương và các KBTTN & VQG. Đó cũng là một hợp phần lý tưởng của chiến lược phát triển bền vững trong đó tài nguyên thiên nhiên được sử dụng như một yếu tố thu hút khách du lịch mà không gây tác hại tới thiên nhiên của khu vực. Là một công cụ quan trọng trong quản lý các KBTTN & VQG. Tuy vậy phát triển DLST phải đảm bảo được phát triển phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
3.     Khái niệm về khách sạn
Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v... Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao từ 1 đến 5 sao.
Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên Thế giới, đảm bảo chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi.
Khách sạn được hiểu là một loại hình doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sinh lời
4.     Khái niệm về khách sạn sinh thái
Khách sạn sinh thái được hiểu là một hình thức khách sạn có quy mô và tổ chức như những khách sạn khác tuy nhiên, khách sạn sinh thái kinh doanh không chỉ với mục đích là lợi nhuận mà còn có mục đích là bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, kéo du khách gần gũi với thiên nhiên hơn, phát triển dịch vụ bền vững
5.     Mục đích, đặc điểm và nhiệm vụ của mô hình khách sạn sinh thái
Ø Mục đích
-         Sự tương thích về mặt sinh thái và văn hóa của phát triển khách sạn sinh thái là một điều kiện quan trọng.
-         Phát triển dịch vụ khách sạn sinh thái kết hợp du lịch phải hỗ trợ tài chính cho công tác bảo tồn ở các khu BTTN và VQG.
-         Tạo thu nhập cho người dân địa phương.
-         Góp phần quan trọng nhằm thuyết phục mọi người chấp nhận bảo tồn thiên nhiên là một kết quả gián tiếp của các tác động kinh tế
Ø Đặc điểm
-         Kinh doanh kết hợp phát triển và bảo vệ tài nguyên, gần gũi với thiên nhiên
-         Hệ thống nước dùng, xử lý nước thải, rác thải được quản lý nghiêm ngặt
-         Khách sạn được xây dựng tại các khu du lịch, có sự sáng tạo về kiểu dáng lạ mắt, dựa trên ý tưởng từ những gì sẵn có trong thiên nhiên
-         Khách sạn được xây dựng giúp khách có cơ hội được trải nghiệm, khám phá
-         Khách sạn sinh thái luôn gắn với nhu cầu động cơ hướng về cội nguồn và duy trì quan hệ tốt đẹp, thân thiện
-         Sự phát triển của xã hôi hiện đại, đặc biệt sự phát triển của công nghiệp và đô thị hóa đã kèm theo ô nhiễm về không khí, nước uống, sự quá tải thông tin, áp lực của công việc, các mối quan hệ xã hội đã tạo ra các trạng thái tâm lý căng thẳng. Vì thế, nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi trong môi trường sinh thái để tìm lại sự cân bằng tâm lý ngày càng phát triển
-         Du khác du lịch khi vào các khách sạn sinh thái muôn được tiêu dùng các sản phẩm trong sạch, tinh khiết (như thực phẩm, rau xanh, hoa quả, nước uống, không khí trong lành, tinh khiết sạch sẽ,…). Du khách muốn được thả mình trong môi trường cảnh quan yên tĩnh, xung quanh khách sạn có nước suối trong suốt, những đàn cá tung tăng bay lượn, trên cây sương mù bao phủ, khí hậu lành mạnh, rừng già với những than cây cổ thụ, phong rêu phủ kín, trên cây tiếng chim rúi rít, phía dưới thác nước chảy ào ào. Bên cạnh đó còn có tiếng suối reo nhè nhẹ, tạo nên những bản nhạc rừng hết sức ấn tượng quyện với mùi hương thoang thoảng của các loại hoa rừng
-         Môi trường xung quang khách sạn sinh thái cũng ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của du khách, tạo cho họ ấn tượng mạnh mẽ những rung cảm tuyệt vời. Du khách sẽ như được cảm thấy sống trong một thế giới huyền ảo và quên đi những lo toan vất vả của đời thường. Đây là điều kiện tốt nhất, giúp cho du khách phục hồi lại sức khỏe tâm hồn một cách nhanh nhất
-         Khách sạn sinh thái giúp du khách hòa mình với thiên nhiên, thân thiện với môi tường và hiểu hơn về cuộc sống của con người nơi đó
Ø Nhiệm vụ của khách sạn sinh thái:
-         Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên.
-         Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng.
-         Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch v.v...
-         Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, mô hình khách sạn sinh thái vừa đảm bảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ, đồng thời qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch. Từ đó ngành kinh doanh khách sạn và ngành du lịch có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người dân thông qua hoạt động du lịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch.
 CHƯƠNG II: TÌM HIỂU MÔ HÌNH KHÁCH SẠN SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI
1.     Mô hình chung giữa khách sạn trên thế giới về cơ cấu và tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Ø Giám đốc: quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn, đề ra và thực hiện các chính sách và chiến lược của khách sạn. chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động của khách sạn, phối hợp công việc của các bộ phận
Ø Phó giám đốc: có trách nhiệm xử lý hàng ngày các hoạt động của khách sạn, xử lý các tình huống khẩn cấp và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề phúc lợi và an toàn nhân viên của khách sạn và của khách, chịu trách nhiệm với giám đốc về nhiệm vụ của mình.
Ø Bộ phận nhân sự: có trách nhiệm trong việc tuyển dụng nhân viên (bao gồm cả việc tuyển dụng và chọn lựa nhân sự trong và ngoài), cũng như các chương trình đào tạo, định hướng, mối quan hệ giữa nhân viên, tiền lương, quan hệ lao động và phát triển nguồn nhân lực
Ø Bộ phận sales and marketing: có trách nhiệm khai thác và tìm nguồn khách mới. Bộ phận này đóng vai trò thiết yếu trong khách sạn. Mục đích của bộ phận này là thu hút nguồn khách bên ngoài đến với khách sạn, đồng thời giữ mối quan hệ đối với những khách hàng trung thành của khách sạn. bên cạnh đó, bộ phận này còn xác định mức giá bán và điều chỉnh giá cho phù hợp với diễn biến của thị trường, với kế hoạch kinh doanh của khách sạn, xúc tiến quảng cáo kích thích người tiêu thụ
Ø Bộ phận buồng: Bộ phận phục vụ buồng chịu trách nhiệm làm vệ sinh hàng ngày hoặc theo định kỳ buồng của khách lưu trú. Do vậy, bộ phận này chịu trách nhiệm làm sạch các loại đồ vải (ga trải giường, gối, chăn, nệm, rèm cửa), lau chùi đồ đạc trong phòng, làm vệ sinh thảm, trang trí phòng theo mô hình của khách sạn hoặc theo yêu cầu của khách, chuẩn bị giường ngủ, chăn màn và cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách. Ngoài ra, bộ phận buồng còn làm vệ sinh tại các khu vực công cộng như: hành lang, tiền sảnh…. Trong mọi công việc của mình, mục đích của bộ phận buồng là luôn duy trì các tiêu chuẩn phù hợp cùng với phương thức phục vụ buồng hoàn hảo - điều này phản ánh qua sự hài lòng của khách. Vai trò của bộ phận buồng vì vậy rất quan trọng có thể sánh ngang với bộ phận nhà bếp và nhà hàng. Xét về số lượng nhân viên, bộ phận phục vụ buồng là một trong những phòng ban lớn nhất của khách sạn
Ø Bộ phận kinh doanh an uống: “chức năng chính của bộ phận này là kinh doanh thức ăn đồ uống tại nhà hàng cho khách” ( Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn – trang 87). Đây là một trong những bộ phận lớn và cũng là bộ phận quan trọng trong khách sạn. Bộ phận này có đặc điểm sau:
+ Doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn khách sạn.
+ Đảm bảo các dịch vụ ăn uống không chỉ thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà còn thỏa mãn nhu cầu tâm lý.
+ Chức năng của bộ phận này là phục vụ khách các món ăn, đồ uống một cách tốt nhất theo đúng mong muốn của khách.
+ Mục tiêu quản lý đặt ra ở bộ phận này là tạo ra những món ăn ngon. an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, phục vụ khách tận tình với thái độ văn minh lịch sự và hiếu khách, tạo bầu không khí thoải mái, làm cho khách thấy không chỉ ăn ngon, uống say mà còn cảm thấy dễ chịu như ở nhà mình
Ø Bộ phận kỹ thuật: thực hiện chức năng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, cung cấp các điều kiện kỹ thuật cần thiết để khách sạn hoạt động bình thường và đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn. Công việc chính là lập kế hoạch quản lý vận hành, bảo dưỡng, sủa chữa, đổi mới các trang thiết bị điện dân dụng, điện tử, cấp thoát nước, cơ khí, các phương tiện và đồ dùng, dụng cụ gia dụng của toàn bộ khách sạn
Ø Bộ phận tài chính – kế toán: tổ chức thực hiện chiến lược tài chính. Kiểm soát các chi phí hoạt động của khách san, kế toán giá thành, kế toán vấn đề thu – chi, kiểm tra các hóa đơn chi tiêu và mua hàng của khách
Ø Bộ phận lễ tân: Bộ phận lễ tân là bộ phận đầu tiên và cũng là bộ phận cuối cùng tiếp xúc với khách, được coi là bộ mặt của khách sạn đại diện cho khách sạn chào đón khách, đáp ứng mọi nhu cầu của khách khi lưu lại và tiễn khách khi ra về. Hoạt động lễ tân giữ vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng ban đầu của khách về khách sạn. Thông qua lễ tân mà khách có thể đánh giá được chất lượng của khách sạn có tốt hay không. Đồng thời cũng thông qua hoạt động lễ tân khách sạn biết được nhu cầu của khách và kích thích nhu cầu của khách để khách sạn đi đến một chiến lược kinh doanh thành công
2.     Một số mô hình ví dụ
2.1.         Mô hình khách sạn sinh thái đầu tiên trên thế giới – khách sạn POD ở Flims, Thụy Sĩ
          POD là khách sạn sinh thái gồm ba túp lều có hình tổ kén nằm ở thung lũng nhỏ vùng Flims, Thụy Sĩ. Chúng đem tới những trải nghiệm thú vị cho du khách ghé thăm
Năm 2003, công ty Thụy sĩ "Robust Outdoor Brands" đã bắt tay vào xây dựng các không gian du lịch vùng núi dành cho những người yêu thiên nhiên, và khám phá những điều bí ẩn tuyệt vời mà thiên nhiên mang lại. Khách sạn POD xung quanh được bao phủ bởi tuyết trắng. Khách sạn và lò sưởi cho mùa đông. Khách sạn Pod được thiết kế phù hợp để đáp ứng thời tiết cho cả mùa đông và mùa hè với các tiện nghi cần thiết. Khách sạn lung linh vào ban đêm
Với chi phí phải chăng, du khách sẽ có cảm giác trải nghiệm thú vị khi đến khám phá không gian sống ở khách sạn này. Dự án này có tham khảo đến mô hình đền thờ của người Toda, một cộng đồng nhỏ chuyên sống bằng nghề chăn thả gia súc trên cao nguyên Nilgiri ở miền nam Ấn Độ.
2.2.         Mô hình khách sạn sinh thái Endemico – Mexico
Khách sạn Endemico tọa lạc tại Valle de Guadalupe, Baja California, Mexico, rộng 94 ha với cảnh quan thiên nhiên hoang dã. Vị trí nhà nghỉ trên cao biệt lập tạo cho du khách một không gian nghỉ ngơi riêng tư để tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời của mình.
Khách sạn Endemico được thiết kế bởi kiến trúc San Diego thuộc Studio Gracia . Chỉ mất hơn một giờ đồng hồ để lái xe từ biên giới San Diego / Tijuana đến khách sạn. Mỗi căn nhà gỗ nhỏ được dựng độc lập dọc theo sườn đồi dốc và không gian bên trong mỗi căn nhà được thiết kế đơn giản mà sang trọng.
Khu vực ẩn dật nhưng lãng mạn này nằm ở Valle de Guadalupe, Baja California, Mexico và chỉ mất khoảng 1 giờ chạy xe từ biên giới San Diego/Tijuana. Được thiết kế bởi công ty Gracia Studio ở San Diego, mỗi buồng trong số 20 buồng nghĩ là một tổ hợp riêng biệt được đặt bên sườn đồi với các tiện nghi sang trọng bậc nhất.
Các buồng rộng 20m2 được lắp trên những trụ thép, và kích thước nhỏ gọn của chúng không khiến người ta không thể phát hiện từ xa trong một khung cảnh thiên nhiên bao la như vậy. Vị trí đắc địa của Hotel Endemico đảm bảo sự riêng tư tối đa và khách sẽ rất thích cảm giác bị “bỏ rơi” ngoài thiên nhiên. Mỗi buồng có một chiếc giường cỡ lớn, bếp nấu, một sân trời riêng biệt với một lò sưởi bằng đất sét Mexico và các tiện nghi khác.
Ý tưởng cho khu nghỉ dưỡng này là để tạo ra nơi ở đơn giản nhưng tôn trọng môi trường xung quanh, và đưa ra cho khách những nhu cầu cơ bản để sinh hoạt trong các ngày cuối tuần giữa thiên nhiên. Khách có thể đi thăm những vườn nho ngay kề bên, tắm trong bể bơi bên sườn đồi hoặc đơn giản thưởng thức ly vang trên sân thượng trong khi ngắm mặt trời lặn bên kia rặng núi.
2.3.         Mô hình khách sạn sinh thái Intercontinental/ WOHA tại đảo Hải Nam, Trung Quốc
Intercontinental Resort nằm tại đảo Hải Nam, Trung Quốc, là khách sạn hiện đại với 350 phòng. Thiết kế mang trong mình vẻ tinh tế đến từng đường nét với cấu trúc chủ yếu sử dụng vật liệu đá tự nhiên với phong cách thiết kế hiện đại, tươi sáng, tận dụng yếu tố thủ công và công nghệ nguyên vật liệu của Trung Quốc, kiến trúc và nội thất tích hợp ngôn ngữ Á Châu đương đại
Một phần ba số phòng được sắp đặt trong khối công trình cong tuyến tính gồm 10 tầng, khối này có vai trò là điểm nhấn ngay sát với lối vào chính của khách sạn. Tất cả các phòng đều có view hướng biển và phía hành lang mở thông thoáng để có thể tận dụng gió tự nhiên từ các ngọn núi xung quanh. Ngoài ra mỗi phòng đều có phòng tắm thiết kế mở và ban công khá lớn. Khu còn lại gồm 2/3 số phòng được đặt ở khoảng phía trước (hướng ra biển) và là khu thoải mái nhất (theo cảm nhận của những du khách tới đây). Mỗi phòng đều có một phòng tắm lộ thiên, đặt trong một khu vườn lớn.
Thiết kế là sự kết hợp các giải pháp quy hoạch tổng thể kiến trúc cảnh quan, công trình, nội thất làm tăng giá trị sinh thái của khu nghỉ dưỡng ven biển. Ngay từ chi tiết nhỏ nhất như tầm quan sát đóng khung thị giác với cây dừa, phản ảnh xuống nước, sau đó định hình lại với vật liệu gỗ, đá, vải…mang lại cảm giác thân quen mà đặc biệt. Thiết kế năng động với nhiều loại phòng, làm tăng thêm bề rộng thị trường và đối tượng khách hàng.
Khu nghỉ mát được thiết kế như lột tả mối liên hệ của thiên nhiên và con người, khu sân vườn có tường bao quanh lối đi từ phòng khách dẫn đến các khu vườn lan trong các spa, mỗi không gian dẫn tới một khu vườn khác biệt, điều này cho thấy sự đa dạng sinh thái trong chiến lược thiết kế nhiệt đới của Sanya.
Ngay cả trên mái công trình cũng được xử lí như khu vườn, vì vậy xung quanh khối cao tầng nhìn xuống dường như chỉ thấy một khu vườn không lồ làm không gian đệm trước khung cảnh biển. Cấu trúc hình học của những mái nhà và khu vườn lấy các hứng từ những ruộng lúa của Sanya
Khách sạn được thiết với các nguyên tắc bền vững. Với các yếu tố thụ động, tiết kiệm năng lượng (tận dụng ánh sáng tự nhiên, thông gió chéo, vườn trên mái,…), sử dụng bảo tồn cảnh quan bản địa, vật liệu tái chế…


2.4.         LEAPrus 3912: Khách sạn sinh thái cao nhất thế giới

Việc lắp đặt LEAPrus 3912 ở độ cao 4000m được thực hiện thay mặt cho North Caucasus Mountain Club, một công ty của Nga chịu trách nhiệm về phát triển du lịch ở vùng núi Bắc Cáp-ca-dơ, Liên bang Nga. LEAPrus 3912 là giai đạn đầu của tiến trình cải tổ toàn bộ các nhà nghỉ trên núi Elbrus.
Toàn bộ khu vực này được nhận định là có tiềm năng lớn về du lịch: cảnh quan thiên nhiên bao la độc đáo và lịch sử cổ xưa của các dân tộc nơi đây là tâm điểm lợi ích tiềm năng rất lớn
Khách sạn nằm trên tuyến đường lên núi, ở bờ Nam mênh mông của sông băng và chỉ cách hầm trú ẩn lịch sử Priut 11 vài trăm mét.
Khu vực phòng nghỉ là 4 tòa nhà đúc sẵn. Các modul kết cấu dược thiết kế và sản xuất tại Ý, sau đó được vận chuyển đến Nga. Thời gian lắp đặt các khối nhà trên sườn núi Elbrus chỉ diễn ra vài ngày vào tháng 7/2013. Các modul được vận chuyển bằng trực thăng và được lắp ráp  bởi các kỹ thuật viên lành nghề.  
Elbrus là một núi lửa không hoạt động có hai đỉnh ở độ cao 5642 và 5621m, là núi cao nhất Châu Âu. Khách sạn LEAPrus 3912 nằm trên sườn núi ở độ cao 4000m trên mực nước biển và nằm trong vùng khí hậu ôn đới rất khắc nghiệt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét