Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Quản trị nguồn vốn tại NHTM CP Sài Gòn

MỤC LỤC

Table of Contents
MỤC LỤC-- 1
LỜI MỞ ĐẦU-- 4
1.1. Lý do chọn đề tài----------------------------------------------------------------------- 4
1.2. Mục đích nghiên cứu------------------------------------------------------------------ 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu------------------------------------------------- 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu, thu thập điều tra dữ liệu------------------------- 5
1.5. Kết cấu của đề tài---------------------------------------------------------------------- 5
CHƯƠNG I .TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN-- 6
1.1.  Các khái niệm và định nghĩa- 6
1.1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường  6
1.1.2 Nguồn vốn - Các thành phần trong Nguồn vốn của một NHTM-- 8
1.2 Các vấn đề về Quản trị Nguồn vốn- 12
1.2.1 Mục tiêu quản trị nguồn vốn- 12
1.2.2 Quản trị nguồn vốn của NHTM-- 13
1.2.2.1. Quản trị vốn chủ sở hữu- 13
1.2.2.2.Quản trị vốn nợ (vốn huy động, vốn vay, và các vốn khác) 15
1.2.3. Mối quan hệ giữa quản trị nguồn vốn và sử dụng vốn- 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn vốn và các chỉ tiêu đánh giá  22
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn vốn của NHTM-- 22
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nguồn vốn NHTM-- 27
1.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá quản trị nguồn vốn huy động- 27
1.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá quản trị nguồn vốn tự có- 32
1.4. Kinh nghiệm quản trị nguồn vốn của một số NHTM khác- 33
1.4.1. Quản lý vốn chủ sở hữu- 33
1.4.2. Quản lý vốn nợ- 38
1.4.3. Bài học rút ra áp dụng đối với NH TMCP Sài Gòn- 40
TÓM TẮT CHƯƠNG I 41
CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-- 41
2.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Sài Gòn- 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển- 42
2.1.2 Cơ cấu tổ chức- 43
2.2 Tình hình quản trị nguồn vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn- 44
2.2.1. Quản trị vốn chủ sở hữu. 44
2.2.1.1. Quy mô vốn chủ sở hữu- 44
2.2.1.2. Xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng  47
2.2.1.3. Vấn đề gia tăng vốn chủ sở hữu: 49
2.2.2 Quản trị vốn huy động- 50
2.2.2.1. Quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động- 51
2.2.2.2 Kiếm soát lãi suất chi phí huy động vốn. 57
2.2.2.3 Quản trị khả năng thanh khoản- 61
2.2.2.4. Kiểm soát rủi ro trong huy động vốn- 62
2.2.2.5. Quản trị vốn vay- 64
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị nguồn vốn, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân- 65
2.3.1 Những kết quả đạt được- 65
2.3.1.1. Công tác tổ chức nguồn vốn về quy mô, cơ cấu  ngày càng hoàn thiện  65
2.3.1.2. Chỉ đạo điều hành nguồn vốn từng bước linh hoạt, kịp thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh và vốn cho nền kinh tế. 66
2.3.1.3. Quản trị huy động vốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh- 67
2.3.1.4. Chính sách điều hành nguồn vốn góp phần tích cực vào việc thực hiện chiến lược khách hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại 67
2.3.2. Một số tồn tại . 68
2.3.3. Nguyên nhân- 69
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan- 70
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan- 70
TÓM TẮT CHƯƠNG 2- 71
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỐN VỐN TẠI NHTM CP SÀI GÒN-- 73
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và quản trị nguồn vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn- 73
3.1.1. Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động quản trị nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- 73
3.1.2. Định hướng chung về phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- 75
3.1.3. Định hướng quản trị nguồn vốn trong chiến lược phát triển của SCB   76
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn- 77
3.2.1 Nhóm các giải pháp tăng trưởng nguồn vốn- 77
3.2.1.1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn trong đó lấy chính sách khách hàng làm trọng tâm. 78
3.2.1.2 Tăng cường bổ sung thêm vốn chủ sở hữu và vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Cổ Phần Sài Gòn, tăng cường xử lý nợ quá hạn. 80
3.2.1.3. Không ngừng hoàn thiện các tiện ích về công nghệ ngân hàng để phục vụ người gửi tiền một cách tốt nhất trên cơ sở đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tại ngân hàng SCB nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ mới. 81
3.2.1.4. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng. 81
3.2.1.5.  Hoàn thiện khung Pháp lý: 82
3.2.1.6. Tăng cường hợp tác quốc tế: 82
3.2.2 Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động  82
3.2.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành trong huy động vốn. 82
3.2.2.2 Hợp lý hoá về quy mô cơ cấu nguồn vốn gắn với sử dụng vốn. 83
3.2.2.3. Nâng cao khả năng điều hành lãi suất và chi phí nguồn vốn. 84
3.2.2.4. Tăng cường khả năng quản lý thời hạn của nguồn vốn huy động. 84
3.2.2.5. Xác định mô hình quản trị thanh khoản phù hợp tăng cường kiểm soát rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn . 84
3.2.2.6. Quản trị huy động vốn gắn với chinh sách khách hàng mục tiêu. 86
3.2.2.7. Thực hiện các biện pháp Marketing hỗn hợp nhằm tăng cường huy động vốn. 88
3.3. Những kiến nghị 89
3.3.1. Đối với Chính phủ và NHNN-- 89
3.3.2. Đối với SCB- 90
TÓM TẮT CHƯƠNG 3- 91
KẾT LUẬN-- 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO-- 94
 LỜI MỞ ĐẦU

1.1.         Lý do chọn đề tài

Là trung gian tài chính trong nền kinh tế, đối tượng của hoạt động ngân hàng chính là vốn. Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định khả năng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh cũng như quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong kinh doanh ngân hàng hiện đại.  Việc quản lý nguồn vốn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng vì nó liên quan tới việc duy trì và mở rộng thị phần, từ đó quyết định sức cạnh tranh và tiềm năng phát triển của ngân hàng.
Nếu sử dụng tiền chỉ để chi trả hay thanh toán bình thường thì ai cũng có thể làm được, nhưng ở đây vốn của ngân hàng thương mại (NHTM) là những giá trị tiền tệ do ngân hàng (NH ) tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư  hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh. Cho nên , các ngân hàng thương mại cần phải xem xét nguồn vốn huy động trong mối tương quan với các yếu tố khác để hoạt động kinh doanh vừa tạo được lợi nhuận cho ngân hàng vừa năng cao khả năng cạnh tranh và  uy tín.
Với sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới, hòa cùng nhịp đập ấy, ngành ngân hàng góp phần không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngày nay ngân hàng đã trở thành một mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động quản trị nguồn vốn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung, và ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng, nên em chọn đề tài “Quản trị nguồn vốn tại NHTM CP Sài Gòn” làm đề tài nghiên cứu chomình. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất đóng góp hữu ích vào công tác quản trị vốn của ngân hàng SCB.

1.2.         Mục đích nghiên cứu

1.3.         Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu thực trạng quản trị nguồn vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn. Thực trạng nghiên cứu tập trung giai đoạn năm 2010 – 2012. Đồng thời, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn trong thời gian hoạt động (2013 – 2015).

1.4.         Phương pháp nghiên cứu, thu thập điều tra dữ liệu

1.5.         Kết cấu của đề tài

TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

1.1.  Các khái niệm và định nghĩa

1.1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính ra đời dựa trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa và dựa trên sự khác biệt về tiền tệ giữa các vùng, các khu vực. Ngân hàng dược coi là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hóa trong kinh tế thị trường, một động lực cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Với vai trò như trên, Ngân hàng không thể đứng ngoài hoạt động của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy mỗi nước đều xây dựng những khung pháp lý quy định giới hạn hoạt động của mỗi Ngân hàng. Mỗi nước khác nhau sẽ có quan niệm và mô hình tổ chức Ngân hàng khác nhau. Thông thường người ta dựa vào tính chất, mục đích đối tượng hoạt động của nó trên thị trường tài chính.
Ở Việt Nam NHTM được hiểu là: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, đầu tư, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu... và làm phương tiện thanh toán”.
Trong nền kinh tế NHTM giữ vai trò rất quan trọng:
-   Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước trong nền kinh tế. Vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân, giảm nhịp độ tiêu dùng. Để tăng thu nhập quốc dân, tức là mở rộng quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế cần thiết phải có vốn. Ngân hàng thương mại là chủ thể đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thương mại đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời được giải pháp ra từ quá trình sản xuất và lưu thông, vốn từ nguồn tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội. Bằng nguồn vốn huy động được, các Ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Như vậy nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng phạm vi sản xuất, công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế.
-   Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng lao động, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp. Thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng đáp ứng vốn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, tạo cho doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.
-   Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian thanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội. Tổ chức công tác thanh toán trong nền kinh tế quốc dân, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.
-   Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình sức thực sự là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán, các Ngân hàng thương mại đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thông qua việc cấp các khoản tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại thực hiện việc điều hoà các luồng tiền, tích tụ và phân phối cho các ngành. Với những nội dung hoạt động như vậy, Nhà nước đã sử dụng Ngân hàng thương mại như là một công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế.
-   Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với hệ thống tài chính quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường khi các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy, nền tài chính mỗi nước phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế. Ngân hàng thương mại cùng các hoạt động kinh doanh của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này. Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ ngân hàng khác. Ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng mở rộng thông qua các hoạt động thanh toán kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các Ngân hàng nước ngoài. Hệ thống Ngân hàng thương mại đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của hệ thống tài chính thế giới.

1.1.2 Nguồn vốn - Các thành phần trong Nguồn vốn của một NHTM

Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng (NH ) tạo lập hoặc huy động được , dùng để cho vay , đầu tư  hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Nguồn vốn của NHTM phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong sản suất kinh doanh được gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng và các hoạt động về nguồn vốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phất triển của cấc Ngân hàng thương mại. Nguồn vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với các hoạt động của các NHTM trong việc thực hiện các chức năng của mình.
Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:
        Vốn điều lệ (Statutory Capital)
        Các quỹ dự trữ (Reserve funds)
        Vốn huy động (Mobilized Capital)
        Vốn đi vay (Bonowed Capital)
        Vốn tiếp nhận (Trust capital)
        Vốn khác (Other Capital)
*     Nguồn hình thành:
- Vốn chủ sở hữu khi ngân hàng mới thành lập
- Nguồn vốn bổ sung hàng năm từ lợi nhuận kinh doanh, từ vốn góp thêm của chủ sở hữu
*     Mục đích sử dụng:
-         Vốn điều lệ của ngân hàng trước hết được dùng để: Xây dựng nhà cửa, văn phòng làm việc, mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, số còn lại để đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn.
-         Các quỹ dự trữ của ngân hàng: đây là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng, các quỹ này được trích lập theo tỷ lệ qui định trên số lợi nhận ròng của ngân hàng, bao gồm:
+     Quỹ dự trữ : được trích từ lợi nhuận ròng hằng năm để bổ sung vốn điều lệ.
+     Quỹ dự phòng tài chính: Quỹ này để dự phòng bù đắp rủi ro, thua lỗ trong hoạt động của ngân hàng.
+     Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ.
+     Quỹ khen thưởng phúc lợi.
+     Lợi nhuận để lại để phân bổ cho các quỹ. Chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, nguồn vốn đầu tư XDCB.
*     Đặc điểm
-         Vốn tự có là nguồn vốn có tính ổn định cao và không ngừng gia tăng
-         Vốn tự có của ngân hàng là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất tuy nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, nó vừa cho thấy qui mô của ngân hàng vừa phản ánh khả năng đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng
            Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu  mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất.
*     Nguồn hình thành
-         Nhận tiền gửi
+ Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
-         Phát hành giấy tờ có giá:  kỳ phiếu, trái phiếu
-         Các khoản tiền gửi khác
*     Đặc điểm vốn huy động
-         Xét một cách tương đối đây là nguồn vốn khá ổn định và chi phí thấp.
-         Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
*     Mục đích sử dụng
-         Thiết lập dự trữ
-         Cấp tín dụng, đầu tư
c– Vốn đi vay:
Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Thuộc loại này bao gồm:
-         Vốn vay trong nước:
+ Vay ngân hàng trung ương: NHTW sẽ tiếp vốn cho ngân hàng thương mại thông qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu nếu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng từ xin tái chiết khấu có chất lượng. Làm như vậy, NHTW sẽ trở thành chỗ dựa và là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại.
+ Vay các ngân hàng thương mại khác thông qua thị trường liên ngân hàng (Interbank Market)
-         Vốn vay ngân hàng nước ngoài
d– Vốn tiếp nhận: Đây là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân sách nhà nước… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi sinh… nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã được xác định.
e– Vốn khác: Đó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng…)
1.1.3 Tầm quan trọng của Nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
*     Tầm quan trọng:
-         Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành NH : Vốn là cơ sở để NH tổ chức mọi hoạt đông kinh doanh . Vốn không chỉ là  phương tiện kinh doanh mà còn chính là đối tượng kinh doanh chủ yếu, NH có vốn mạnh sẽ có lợi hơn trong kinh doanh .Hơn nữa ,nguồn vốn mạnh sẽ là lợi thế trong việc chấp hành luật trước tiên là luật NHTW , các luật tổ chức tín dụng , tạo thế mạnh và lợi thế hơn trong kinh doanh tiền tệ
-         Vốn quyết định khả năng thanh toán và năng lực canh tranh: NH có nguồn vốn lớn thì dự trữ thực tế lớn và khả năng thanh toán ít bị ảnh hưởng.
-         Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác: nếu có nguồn vốn mạnh thì NH sẽ dễ dàng mở rộng quy mô  cũng như năng cao uy tín, độ tin cậy trên thị trường
*     Ý Nghĩa
 Nghiệp vụ nguồn vốn, còn gọi là nghiệp vụ nợ và là nghiệp vụ tiền đề . Đây là nghiệp vụ nhằm tạo lập nguồn vốn hoạt động của NHTM và có ý nghĩa quan trọng với NH bởi vì vốn chính là cơ sở để thành lập NH và  cũng là yếu tố chính đánh giá khả năng mạnh yếu của NH . NH nào tạo lập được nhiều nguồn vốn thì càng có điều kiện để mở rộng cho vay ,mở rộng tín dụng cho nền  kinh  tế .Hệ thống NH  là bộ máy tuần hoàn của nền kinh tế quốc dân. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có hệ thống NH phát triển ổn định và vững mạnh

1.2 Các vấn đề về Quản trị Nguồn vốn

            NH là một trung gian tài chính hoạt động dựa trên vốn vay mượn .Để có nguồn vốn kinh doanh NHTM bán các quyền sử dụng vốn tiền gửi cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Vì vậy quản trị nguồn vốn nhằm đảm bảo NH luôn có đủ vốn duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh này và để quản trị tốt nguồn vốn thì NH cần phải am hiểu về đặc điểm của từng loại nguồn vốn để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất

1.2.1 Mục tiêu quản trị nguồn vốn

            Quản trị nguồn vốn của NHTM là việc thiết lập, tổ chức điều hành chiến lược, chính sách, quản lý vốn nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.       
            Quản trị nguồn vốn là một bộ phận quan trọng trong quản trị hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, nó tập trung hướng vào tạo nền tảng vốn của ngân hàng vững chắc đảm bảo cho các nhu cầu kinh doanh của NHTM.   
Mục tiêu cụ thể, cơ bản nhất của quản trị nguồn vốn là đảm bảo đủ vốn để đáp ứng yêu cầu sử dụng với chi phí và rủi ro ở mức thấp nhất có thể và chính việc đạt được các yêu cầu này là cơ sở để ngân hàng đạt được các mục tiêu kinh doanh nói chung: lợi nhuận cao, rủi ro, chi phí thấp, dịch vụ nhiều và rẻ...
            Mục tiêu quản trị nguồn vốn không nằm ngoài mục tiêu quản trị chung của ngân hàng đó là an toàn và sinh lợi.
         Quản lý nguồn vốn tức là quản lý tài sản nợ, nó cần thiết đối với bất kỳ đơn vị kinh doanh nào. Quản trị nguồn vốn đối với NHTM nhằm các mục đích cụ thể:
         - Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp dân cư.
         - Đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững, làm tiền đề cho việc nâng cao thị phần, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng cả về số lượng, thời hạn và lãi suất.

         - Đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

3 nhận xét:

  1. Dear Ad, tôi có thể dowload file bài này về không?

    Trả lờiXóa
  2. Mình cũng muốn down file này. ad chỉ giúp mình với

    Trả lờiXóa
  3. bạn có thể chia sẻ cho mình file này để tham khảo dc ko?

    Trả lờiXóa