Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

ự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng giải phóng dân tộc


MỞ DẦU
         
Hồ Chí Minh - danh nhân văn hoá, anh hùng giải phóng dân tộc, Người là một biểu tượng kiệt xuất và quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam khảng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” Vì vậy, việc nghiên cứ, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về quân sự và tư tưởng về đối ngoại của Người có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay của dân tộc
Hồ Chí Minh - người sáng lập ra lực lượng vũ trang, đồng thời là người tổ chức và lãnh đạo nền ngoại giao nền ngoại giao nước nhà khi chế độ dân chủ cộng hoà được thiết lập sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho thế hệ sau những di sản đối với từng lĩnh vực quân sự và ngoại giao, mà còn để lại cho chúng ta những bài học quý giá về nghệ thuật vận dụng và kết hợp đấu tranh giữa quân sự và ngoại giao trong từng giai đoạn phát triển lịch sử.
          Do sự nhận thức còn hạn chế, chưa sâu rộng và giới hạn thời gian, nên tiểu luận chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng giải phóng dân tộc trong tư tưởng quân sự và tư tưởng về quan hệ quốc tế của Hồ Chí Minh.
                                      NỘI DUNG

Sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự và ngoại giao được thể hiện đầy đủ nhất sau Cách mạng tháng Tám tành công, Hồ Chí Minh trở thành người đứng đầu nhà nước Việt Nam mới và trong suốt quá trình Người lãnh đạo toàn dân ta đấu tranh hoàn thành sứ mệnh giả phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.Trong suốt quá trình cách mạng nước ta, sự phối hợp giữa đấu tranh ngoại giao và đấu tranh quân sự thể hiện ở chỗ: lúc sử dụng đàm phán dường như là vũ khí duy nhất, nhưng khi tiến hành biện pháp quân sự là chủ yếu thì lại kết hợp song song cả hai hình thức, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể trong mối tương quan lực lượng ta - địch trên mọi phương diện, không chỉ trên chiến trường mà cả trên bình diện quốc tế. Có thể nói, tuy rất chú ý đến mục tiêu dân tộc bằng biện pháp quân sự nhằm tiêu diệt ý chí xâm lược của kẻ địch, nhưng với tầm nhìn xa, trông rộng, Hồ Chí Minh luôn luôn hướng tới giải pháp ngoại giao, khi cơ hội chín muồi để kết thúc chiến tranh, sớm đưa đến hoà bình cho đất nước. Điều đó không chỉ do vấn đề tương quan lực lượng, giảm tổn thất về người và của mà còn vì tương lai của cong cuộc khôi phục đất nước với sự hợp tác cùng có lợi và lâu dài với các nước trên thế giới.
          Chiến tranh nhân dân là một cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thường phải chống lại những kẻ mạnh hơn mình. Từ đó nghệ thuật quân sự truyền thống của chúng ta thường vận dụng nguyên lý: Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều. Bởi vậy biểu hiện của chiển tranh nhân dân của ta là phải toàn dân, toàn diện, lâu dài như Hồ Chí Minh đã khảng định: “Không dùng toàn lực lượng của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào giành thắng lợi được”.
          Tư tưởng quân sự của Người luôn nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân kết hợp với sức mạnh của thời đại, tiến công vào kẻ định trên tất cả các mặt trận: quân sư, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá tư tưởng. Trong đó sự kết hợp giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự là một hình thức cơ bản, cốt lõi của chiến tranh nhân dân. Bởi theo Người: “Chiến tranh chỉ là thủ đoạn để đạt được mục đích chính trị”. Sự kết hợp hàì hoà giữa đấu tranh chính trị và ngoại giao trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rất độc đáo trong các giai đoạn của cách mạng nước ta:
          Trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược:
          Sau khi Cách mạng tháng Tám vừa thành công, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đứng trước những khó khăn thử thách nghiêm trọng, đặc biệt là sự bao vây, cô lập của các thế lực phản động trong nước và nước ngoài nhằm bóp chết chế độ dân chủ cộng hoà non trẻ vừa thành lập. Đứng trước những khó khăn đó, Hồ Chí Minh đã sử dụng ngoại giao như một thứ vũ khí trực diện chống kẻ thù. Ngày 29-9-1945, Hồ Chí Minh đã soạn thảo  Chính sách ngoại giao của chính phủ lâm thời dân chủ cộng hoà Việt Nam và ngay sau đó, ngày 3-10-1945, Thông cáo về chính sách ngaọi giao của chính phủ lâm thời dân chủ công hoà Việt Nam đã được công bố. Ngày 6-10-1945, Hồ Chí Minh, kiêm Bộ trưởng bộ ngoại giao, đã tổ chức họp báo công bố chính sách ngoại giao của nhà nước ta. Cũng ngay từ khi mới giành được chính quyền, Người đã tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao nhằm giữ vững chết độ non trẻ.
          Khi đối phương chủ trương gây ra chiến tranh muốn cướp nước ta một lần nữa, Người tìm mọi cách ngăn chặn, cố gắng đẩy lùi cuộc chến tranh. Tháng 2-1946, Hồ Chí Minh gặp tướng Xalăng, Người nói rõ: chúng tôi muốn tự do muốn có những quan hệ rộng hơn nữa về văn hoá (với nước Pháp). Nhưng “chúng tôi phải làm chủ trên đất nước chúng tôi”. Người gửi thư cho tống thống Truman yêu cầu nước Mỹ ủng hộ nền độc lập của Việt Nam “…mục đích của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác hoan toàn với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để cho nền độc lậpvà sự hợp tác đó có lợi cho toàn thế giới”. Nhưng chính quyền Pháp và Mỹ vẫn làm ngơ trước yêu cầu chính đáng  và thiện chí cùa nhân ta.
          Tình hình đất nước ngày càng nguy kịch, Hồ Chí Minh đã mau chóng ùng với Thường vụ Trung ương Đảng ở Hà Nội quyết định chủ trương “hoà để tiến”, dẫn đến việc ký kết Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 giữa Việt Nam và Pháp.
          Tiếp đến là cuộc thương thuyết Việt – Pháp tại Pari, Hồ Chí Minh luôn tỏ rõ thiện chí hoà bình và nguyện vọng bình đẳng thân thiện của nhân dân Việt Nam với nhân dân Pháp. Đồng thời Người cũng kiên trì khẳng định lập trường đòi hỏi về những vấn đề cơ bản là độc lập, thống nhât, và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.
          Trong thời gian ở Pháp, Người đã gặp nhiều chính khách, nhiều nhà cách mạng thuộc cánh “tả” trong chính phủ, các đảng phái, đoàn thể,, nhiều tổ chức, các nhà báo Pháp và quốc tế để nói rõ quan điểm hoà bình, độc lập và thống nhất  của nhân dân Việt Nam; muốn hữu nghị đoàn kết với tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Dù ở trong hay ngoài hội nghị,Người đều gắn chặt lấy cơ hội hoà bình, chí ít cũng là những hoà hoãn dù nhỏ nhất. Nhưng thực tế cho thấy, nhà cầm quyền Pháp đã có tình cho những cuộc thương thuyết ấy bị đổ vỡ.
          Khả năng chiến tranh bùng nổ trên quy mô toàn quốc ngày càng tăng, Hồ Chí Minh đã ký với chính phủ Pháp bản tạm ước Việt –Pháp 14-9-1946, nhờ đó giành thêm cho ta thời gian tối thiểu để cung cố lực lượng  trước một cuộc chiến tranh đang gần kề. Khi chẩn bị về nước, Người nói với các đồng chí “Dầ có được một hoà ước với chính phủ Pháp, con đưòng để nhân dân ta giành độc lâp, tự do thật sự cũng phải là con đường chiến đấu”.
          Những hoạt động ngaọi giao này đã có hiệu quả thực tế về mặt chính trị và quân sự: làm thát bại âm mưu diệt Cọng, cầm Hồ của quân Tưởng và tay sai, các nước đồng minh phải chứng kiến lễ ký kết hiệp định giữa đại diện của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà với đại diẹn chính phủ Trung Hoa dan quốc và đại diện Cộng hoà Pháp. Trên thực tế, thực dân Pháp đã phải công nhận và đàm phán với chính phủ Hồ Chí Minh. Lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam tung bay ở thủ đo nước Pháp. Hồ Chí Minh được đón tiếp với tư cách nguyên thủ quốc gia. Đó chính là sự thất bại về chính trị của kẻ thù, đồng thời là cái được của chúng ta về ngoại giao. Về mặt quân sự, trước hếtquân đội ta tạm tránh khỏi một cuộc chiến tranh hoàn toàn không cân sức, là cách trì hoãn chiến tranh nhằm tranh thủ thời gian hoà bình, để cách mạng có điều kiên củng cố và phát triển lực lượng vũ trang chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài. Với Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, chúng ta đã loại được 20 vạn quân Tưởng và tay sai của chúng về nước để tập trung toàn lực lượng chống lại một kẻ thù ở xa và đã bị suy kiệt sau chiến tranh thế giới thứ hai. Các hoạt động ngoại giao và các cuộc đàm phán trong năm 1946 không những là thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của kẻ địch mà còn làm chuyển biến dư luận Pháp. Những sự kiện đó lại làm sâu sắc thêm các mâu thuẫn vốn có trong nội bộ giới cầm quyền thực dân hiếu chiến.
          Trong thời kỳ này, không chỉ có dấu tranh ngoại giao, Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm chỉ đạo cuộc dấu tranh quân sự ở miền Nam trước sự khiêu khích của kẻ địch. Các hoạt động quan sự đó đã dựng nên bức tường kiềm chế và phá vỡ mưu toan đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp ở miền Nam, buộc kẻ dịch phải tính tới đàm phán với  Chính phủ Hồ Chí Minh. Cuộc chiến đấu của đồng bào miền Nam, vì thế đã hỗ trợ cho các hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh trong các quyết dịnh ký kết Hiệp định sơ bộ (6-3-1946), giữ vững lập trờng của ta trong các hội nghị đàm phán Việt –Pháp ở Đà Lạt và ở Phôngtennơblô cũng như các hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh trên đất Pháp. Dưới ự chỉ đạo tài tình của Người, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các mặt trận ngoại giao và quân sự, thành quả cách mạng được giữ vững, lực lượng vũ trang toàn dân được tăng cường và sằn sàng đi vào cuộc chiến đấu với sức mạnh dân tộc bị dồn nén dể trở thành tinh thần cách mạng quật khởi: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
          Với tinh thần đó, vượt ua những năm tháng gian khổ, thử thách, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã liên tiếp giành được nhiều thắng lợi quan trọng, đặc biệt là thắng lợi ở chiến dịch biên giới Việt –Trung  (1950), đã khai thông vùng giải phóng của ta nối liền với Trung Quốc, Liên Xô va các nước xã hội chủ nghĩa tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc chiến tranh của dân tộc. Từ đây bằng các hoạt động ngoại giao với việc bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước kể cả ở châu âu và châu á, Việt Nam đã mở của ra với thế giới. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn đã có 10 nước cong nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Bằng sự ủnghộ về tinh thần và vất chất của nhân dân thế giới, thế và lực của cuộc khángchiến chủa nhân dân ta đã có sự chuyển biến vô cùng nhanh chóng và đã dân tới chiến thắng Điện Biên Phủ. Chến thắng quân sự có tính chát quyết định này đã buộc Pháp và can thiệp Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết Hiệp định Giơnever chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Với Hiêp định Giơnever, từ đây quốc tế chính thức công nhận sự thống nhấtcủa nước Việt Nam, tạo nên thế chính trị mới cho cuộc đáu tranh ngoại giao sau này. Miền Bắc được hòn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, hậu phương rộng lớn và vững chắc được hình thành lại tạo ra thế và lực mới cho cuộc cho cuộc chiến đấu mới trên cả chính trị, quân sự, ngoại giao để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hoà bình, thống nhất nước nhà.
          Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
          Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, Hồ Chí Minh đã thực hiện một loạt các hoạt động ngoại giao góp phần nhằm nâng cao vị thế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và tăng cường các tiềm lực vật chất cho công cuộc phục hồi và xây dựng đất nước sau chiến tranh. Các quan hệ quốc tế mới được xác lập: mối quan hệ hợp tác toàn diện và chiến lược với các nước xã hội chủ nghĩa được tăng cường; trục hữu nghị giữa Hà Nội và nhiều nước trong Đông Nam Á được thiết lập và mở rộng; mối quan hệ láng giềng với Vương quốc Lào và vương quốc Camphuchia được xây dựng. Các yếu tố quốc tế thuận lợi chô việc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa thành hậu phương lớn và vững chắc, để hoàn thành mục tiêu cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước, đã sẵn sàng. Cũng vào thời điểm này, ở miền Nam, Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã công khai phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ, phá hoại hiệp thương Tỏng tuyển cử. Vì vậy cuộc đấu tranh ngoại giao đoig hỏi thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ ne vơ đã tạo thêm uy tín chính trị cũng như điều kiện để duy trì và củng cố lực lượng cách mạng ở miền Nam, kiềm chế hành động chiến tranh của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, góp phần vào thắng lợi của phong trào Đồng Khởi. Những hoạt động đó đã hình thành nên các yếu tố chính trị và ngoại giao góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Cương lĩnh xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, trung lập tiến tới hoà bình, thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ mới của cách mạng miền Nam đã mở ra: từ thế giữ gìn lực lượng  là chủ yếu  chuyển sang thời kỳ vừa đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, tiến lên kiềm chế và đánh bại cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ và tay sai ở miền Nam. Trong môt thế giới với các quan điểm khác nhau đối với một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và vấn đề nhậy cảm là vấn đề hoà bình ở những năm cuối của thập kỷ 50 và đầu những năm 60, dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng, việc chuyển đổi hình thức đấu tranh của cách mạng miền Nam với tiêu chí giành quyền tự quyết của nhân dân miền Nam là thắng lợi chung của sự phối hợp chặt chẽ giữa ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.
          Từ năm 1965, ngay khi đế quốc Mỹ ồ ạt đổ bộ quân viễn chinh vào miền Nam và liều lĩnh leo thang ném bom miền Bắc, Hồ Chí Minh và Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã hoạch định những kế hoạch quân sự nhằm đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ; đồng thời cũng đã dự trù một kế hoạch từng bước các hoạt động ngoại giao nhằm kiềm chế cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, cũng như kiềm chế các bước leo thang phá hoại miền Bắc của chúng ta; và khi có đủ điều kiện, sẵn sàng mở một lối thoát “danh dự” cho kẻ xâm lược bằng một giải pháp đàm phán hoà bình. Chính vì vậy, ngay từ những năm 1965, ngoại giao Việt Nam đã đưa ra “lập trường bốn điểm” của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và “lập trường năm điểm” của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam làm cơ sở,, nguyên tắc cho một cuộc thương lượng giữa Việt Nam và Mỹ mà nội dung chủ yếu là tinh thần cơ bản của Hiệp đinh Giơ ne vơ năm 1954 về Đông Dương. Mặt khắc, Việt Nam sẵn sàng tìm hiểu quan điểm của tất cả các nước và các tổ chức quốc tế cũng như cá nhân về vấn đề giải quyết cuộc chiến tranh bằng các giải pháp hoà bình. Tình hình đó đã kiềm chế thêm nữa các hhành động chiến tranh của nhà cầm  quyền hiếu chiến Mỹ, tạo thêm những cơ hội chuẩn bị cho chiến thắng của các chiến dịch quân sự ở miền Nam. Sau chiến thắng của quan và dân ta trong mùa khô lần thứ nhất, tháng 1 năm 1966, Hồ Chí Minh đã đồng ý mở các cuộc tiếp xúc với các đại diện của Mỹ ở Răng gun (Mianma) nhằm sớm tìm kiếm một giải pháp hoà bình. Một năm sau đó, giữa tháng 1 năm 1967, Hồ Chí Minh và Đảng ta lại thông qua nghị quyết về đấu tranh ngoại giao của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 13, khoá III và tiếp đó, ngày 27 tháng 1 năm 1967, Bộ Ngoại giao đã công bố lập trường của Việt Nam về điều kiện có thể của một cuộc nói chuyện giữa Việt Nam và Mỹ. Tháng 12 năm 1967, trước khi cuộc tỏng tiến công Tết Mậu thân tiếp tục khảng định về điều kiện cho một cuộc nói chuyếnẽ có giã Việt Nam và Mỹ tạo thêm sự bất ngờ đối với Mỹ, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng công kích, là sụp đổ ý chí xâm luợc của giới cầm quyền hiếu chiến Mỹ. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa quân sự và ngoại giao đã mở lối danh dự chính quyền Mỹ xuống thang chiến tranh, tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc(3-1968), chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán hai bên giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà và Mỹ (5-1968) và đi vào đàm phán bốn bên ở hội nghị Pari (12-1968).
          Đến tận phút cuối cùng của cuộc đời, trong Di chúc thiêng liêng, Người đã để lại niềm tin tất thắng cho toàn dân tộc: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là mọt điều chắc chắn”.
          “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài, đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
          Còn non, còn nước, còn người.
          Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay !
          Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất đinh sẽ sum họp một nhà”.
          Thực hiện tư tưởng của Người, vừa đẩy mạnh và đánh các đòn quyết định về quân sự, vừa tiến hành đàm phán ngoại giao là hình thái mới của cách mạng nước ta được mở ra từ cuối năm 1968. Trải qua hơn 4 năm đàm phán ở Hội nghị Pari, lúc công khai, lúc bí mật, song song với các cuộc chiến đấu và các chiến thắng quân sự lớn vào năm 1970 (ở Camphuchia), 1971 (ở biên giới Vệt –Lào), 1972 (ở Quảng Trị) và chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà nội đã buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pari (1-1973) chấm dứt chiến tanh và rút quân hoàn toàn ra khỏi miền Nam; lập lại hoà bình ở Việt Nam. Với Hiệp định Pari, ta đã buộc Mỹ phải công nhận và tôn trọng chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Theo Hiệp định, quân đội Mỹ phải cuốn gói ra đi, để lại một khoảng thời gian lịch sử dẫn đến ngày “cáo chung” của chế độ tay sai Mỹ ở Sài Gòn. Điều đó kgảg định bước đi chiến lược đúng đắn cách mạng nước ta mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra : đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào.
          Trong hai cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải chống lại hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Từ khinh nghiẹm truyền thống của dân tộc “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch niều”, Người đã khéo lợi dụng mâu thuẫn phân hoá kẻ thù, nhằm ào kẻ thù chính. Người chủ trương  “vừa đánh, vừa đàm”, “đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ”, “lấy thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi cho chính trị”, “thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn”. Kết quả của Hội nghị Giơ-ne-vơ và Hội nghị Pari về Việt Nam là những minh chứng về sự phối hợp giữa đấu tranh ngoại giao với đấu trnh quân sự trong thời dại Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh luôn kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sự kết hợp này đã nhân lên sức mạnh của dân tộc ta, tăng cường thực lực kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Người, thắng lợi trên chiến trường là cơ sở cho thắng lợi ở bà đàm phán và hoạt động ngoại giao phát huy thắng lợi quân sự trong đàm phán tạo ra thế và lực mới cho toàn bộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta
          Kết hợp giữa quân sự và ngoại giao trong đường lối, trong chỉ đạo thực hiện là những bài học kinh nghiệm quý giá mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta. Những kinh nghiệm đó cần được tiếp tục nghiên cứu và áp dụng sáng tạo  trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
 KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của Đảng và dân tộc ta, Người đã giành toàn bộ cuộc đời mình để cống hiến cho sự ngiệp cách mạng của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân và độc lập cho dân tộc. Người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô cùng quý giá đó là hệ thống những quan điểm sâu sắc và toàn diện về con đường cách mạng Việt Nam. Trong đó tư tưởng về kết hợp giữa đấu tranh quân sự và  đấu tranh ngoại giao đã được Người thực hiện một cách sáng tạo trong suốt quá trình Người lãnh đạo cuộc kháng chiến của dân tộc. Tư tưởng về quân sự và đối ngoại của Hồ Chí Minh là sự kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước, ngoại giao của dân tộc, kết hợp và tiếp thu những tinh hoa quân sự, ngoại giao của thế giới, lấy nhân dân và lợi ích tối cao của dân tộc làm nguồn sức mạnh  để giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng và đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
          Tư tưởng về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và đấu tranh cách mạng  của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở thành cơ sở của đường lói quân sự của Đảng, đưa cách mạng tháng Tám đến thành công và hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đến thắng lợi.
          Ngày nay trong trong xây dựng đất nước phải ngắn liền với bảo vệ tổ quốc, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Muốn làm cho dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phải ra sức phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất , nâng cao đời sống văn hoá, giáo dục lối sống lành mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, giữ vững an ninh, củng cố quốc phòng, phát triển nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam; không ngừng mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hai bên cùng có lợi.

          Tư tưởng về kết hợp giữa quân sự và ngoại giao của Hồ Chí Minhdường như là một kho tàng quý báu để chúng ta không ngừng nghiên cứu bổ sung để rút ra được những bài học thực tiễn trong xây dưng và bảo vệ tổ quốc và sẵn sàng chiến đấu chống lại bất kỳ kẻ thù xâm lược nào.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét