Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Ý nghĩa tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU
          Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Nói đến tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là nói đến toàn bộ suy nghĩ và tình cảm đã chi phối suốt cuộc đời của Người- một cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho sự giải phóng của nhân loại và mỗi con người.
          Mặc dù Hồ  Chí Minh chưa hề viết hay nói một bài riêng có hệ thống về chủ nghĩa nhân văn. Tư tưởng nhân văn của Người toát ra từ cuộc đời đấu tranh không biết mệt mỏi đã gặt hái nhiều thành quả và để lại nhiều kỳ vọng cho đời sau.
          Nghiên cứu tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với tư cách là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào nền tảng tư tưởng mà đảng ta đã khẳng định. Đồng thời làm sáng tỏ đường lối của đảng ta nhằm phát triển toàn diện con người. Coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng nhân văn của Người. Từ đó thấy rõ ý nghĩa tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
          Với mục đích trên em chọn đề tài: “ý nghĩa tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình.
          Trong quá trình làm tiểu luận ngoài việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của đảng ta, phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, m còn sử dụng các phương pháp cụ thể: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp khái quát hoá, trừu tượng hoá
          Tiểu luận của em ngoài phần mở đầu, phần kết luận gồm có 2 nội dung
I.                   Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
II.                Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay


PHẦN NỘI DUNG

I. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
          Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm, quan niệm Hồ Chí Minh về con người và cách ứng xử với con người,với công việc, với những sự vật hiện tượng khác vì con người hướng tới giải phóng triệt để con người thấm đượm tinh thần dân tộc và tính nhân loại sâu sắc.
          Từ khái niệm nhân văn Hồ Chí Minh chúng ta thấy rõ: Tư tưởng nhân văn của Người gồm 2 nội dung cơ bản:
          Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là học thuyết về con người của Hồ Chí Minh
          Thứ hai, cách ứng xử với con người với công việc. Các sự vật hiện tượng khác vì con người tiến tới giải phóng triệt để con người thấm đượm tinh thần dân tộc, truyền thống dâ tộc nhâ loại và quốc tế
          Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động giải phóng con người phù hợp với mọi điều kiện lịch sử nhất định đây là tư tưởng triết học sâu sắc nhất trong hệ thống triết học của Người quy định toàn bộ động cơ, đồng thời nó là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển đất nước của đảng trong đó quan trọng nhất là chính sách mang lại hạnh phúc cho con người và sự phát triển toàn diện con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn có những đóng góp mới vào tư tưởng nhân đạo cộng snả. Bằng những giải pháp cụ thể phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đồng thời khắc phục được những thiếu sót trong những học thuyết tôn giáo về giải phóng con người, giải phóng con người hiện thực chứ không phải giải phóng con người trên lĩnh vực lý thuyết, tư tưởng, ước mơ. Vậy tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh góp phần giải phóng triệt để con người.
          Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành từ 4 nguồn gốc
          Tư tưởng nhân văn dân tộc: Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trước hết bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn dân tộc đó là tình yêu thương con ngươi, giúp đỡ con người đó là tư tưởng nhân nghĩa Việt Nam, đó là tư tưởng uống nước nhớ nguồn, đó là tư tưởng, tinh thần cố kết cộng đồng, cố kết làng xã, truyền thống đoàn kết thể hiện tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống một dân tộc độc lập, một quốc gia chủ quyền, đó là lòng khoan dung độ lượng, yêu hoà bình ghét chiến tranh, tính bình đẳng trong quan hệ xã hội, tinh thần kính già yêu trẻ, tinh thần hiếu học. Tổng hợp các nội dung trên đó là truyền thống yêu nước, đó là truyền thống cơ bản là sợi chỉ đỏ, là nội dung cốt cõi chủ đạo của các truyền thống Việt Nam.
          Tinh hoa văn hóa thế giới: Đó là tư tưởng nhân văn nho giáo, phật giáo: đề cao vị trí, vai trò của con người
          Nho giáo: Coi con người là trung tâm của vũ trụ, con người thể hiện mức tiến hoá cao nhất, con người phải được quan tâm, giáo dục là trước hết là phải quan tâm đến đời sống của họ.
          Phật giáo: Đánh giá cao địa vị con người, coi con người là lực lượng mạnh nhất, tinh thần hy sinh thân mình để cứu khổ
          Đó là tư tưởng của các nhà khai sáng phương Tây; tự do công bằng, bình đẳng bác ái thực chất là đề cao quyền con người chống lại chế độ quân chủ chuyên chế của các nhà tư tưởng XanhXiMông, Vonte
          Chủ nghĩa nhân văn Mác xít, Mác nói: “tư do của một con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi con người. Tụ do là tất yếu nhận thức. Nhận thức quy luật cải tạo thế giới, chinh phục thế giới phục vụ con người”.
          Và nguồn gốc cuối cùng hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đó là hoạt độn thực tiễn của Người nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
          Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh hình thành từ hoạt động thựuc tiễn của Người thông qua các giai đoạn phát triển sau:
          Từ 1911 trở về trước: là giai đoạn hình thành tinh thần yêu thương con người, hình thành sự quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước
          Từ năm 1911- 1920: là giai đoạn khảo sát thế giới, trí nhân văn của Người vươn tới thế giới.
          Từ năm 1920- 1969: là giai đoạn tiếp thu chủ nghĩa nhânvăn chủ nghĩa Mác là quyết tâm thựuc hiện mục tiêu đó. Suốt cuộc đời Người đều nhằm thực hiẹn mục tiêu nhân văn cao cả: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
          Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh gồm có những nội dung cơ bản sau:
          Tình yêu thương vô hạn của Hồ Chí Minh đối với con người đối với nhân dân.
          Trong hành trang ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, yêu nước và thương dân là hai động lực thôi thúc nhất. Hoài bão nung nấu ở Người, từ những năm đầu tiên của thế kỷ XX, là tìm cách sang Pháp và các nước phương Tây xem họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào mình.
          Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh từng bước hoàn chỉnh lý luận về con người.
          Năm 1924, Người viết: “Vởy là dù mầu da có khác nhau, trên đời này chỉ có 2 giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Và cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”
          Năm 1949, trong tác phẩm cần, kiệm, liêm, chính, Hồ Chí Minh viết: “ trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm 2 hạng người thiện và ác”.
          Và khi lý giải mối quan hệ” Đối với người” Hồ Chí Minh giải thích:” chữ người nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước rộng hơnlà loài người đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ”
          Lý luận về con người ở Hồ Chí Minh cho thấy:” Những người cùng lao động trong một nhà máy, trong một cơ quan, trong một hợp tác xã đều phải đoàn kết, thường yêu nhau như anh em. Rộng hơn nữa là đồng bào cả nước yêu thương nhau như anh em trong một gia đình.
          Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ, những người dân mất nước nô lệ lầm than.Người nói lòng yêu thương của tôi với nhân dân không bao giờ thay đổi.
          Hồ Chí Minh, luôn tin tưởng vào sức mạnh và tính sáng tạo của con người.
          ở Hồ Chí Minh lòng yêu thương mang một nội dung mới, sâu sắc, chứa đựng một ý nghĩa cách mạng thực sự luôn tin tưởng vào sức mạnhvà tính sáng tạo của con người
          Năm 1921 Người viết:” Không: Người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãiđằng sau sự phục tùng tiêu cực, Người Đông Dương đang dấu một cai gì sôi sục gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê ghớm khi thời cơ đến”
          Hồ Chí Minh khái quát:” Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”
          Người chỉ rõ: đã là người cộng sản thì phải tin cậy vào nhân dân, niềm tin vào quần chúng sẽ tạo ra sức mạnh của người cộng sản và sự nghiệp cách mạng của Đảng. Hồ Chí Minh là lãnh tụ luôn có niềm tin không thay đổi: Dân chúng rất tốt, rất sáng suốt, rất khôn khéo, rất anh hùng Người coi đó là chân lý và đòi hỏi” Người cán bộ phải ghi tạc vào đầu cái chân lý đó”
          Từ chỗ tin vào sức mạnh và khả năng cách mạng, tính sáng tạo của quần chúng nhân dân, mà suy nghĩ thường trực của Hồ Chí Minh là: “xem tài dân, sức hèn, của dân làm lợi cho dân”.
          Hồ Chí Minh luôn quý trọng con người và kính trọng nhân dân. Trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá II trường đại học nhân dân Người đưa ra định nghĩa về chữ nhân:” Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”
          Theo Hồ Chí Minh, trước hết cán bộ, đảng viên phải tin dân, kính dân thì mới được lòng dân yêu quý kính trọng. Tổng kết kinh nghiệm công tác cán bộ Người lưu ý “ phải biết trọng nhân dân. Tôn trọng có nhiều cách, không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ , không được phung phí nhân lực của dân. Khi huy động nên vừa phải không nên nhiều quá, lãng phí vô ích Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân”.
          Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng sức dân và phát huy sức mạnh của nhân dân
          Theo một quan niệm nhất quán “ do nhiều người nhóm lại thành một làngnếu mỗi người đều tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh. Người là gốc của làng nước” nên Hồ Chí Minh rất quan tâm chăm lo, bồi dưỡng sức dân. Từ cuộc đấu tranh giành độc lập tự do đến xây dựng chủ nghĩa xa hội. Người quan tâm đến giáo dục, giác ngộ quần chúng, tổ chức quần chúng” đem tinh thần mà chiến thắng vật chất”. Đối với Hồ Chí Minh bồi dưỡng trí tuệ, nhân cách quần chúng nhân dân là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu xuyên suốt quá trình cách mạng.
          Lòng khoan dung, độ lương: Trong tác phẩm Đường Cách mệnh (1927) Hồ Chí Minh viết: “với từng người thì khoan thứ”. Lòng khoan dung của Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống “ Người trong một nước phải thương nhau cùng”; tất cả đều là con dân nước Việt, con lạc, cháu Hồng, mỗi người đều có cái thiện, cái ác trong lòng ta phải biết làm sao cho phần tốt này nở như hoa mùa xuân: dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng bác ái: Chính sách của chính chủ là đoàn kết Tất cả kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo Mác Xít tạo thành một lòng khoan dung, độ lượng mà không phải lãnh tụ nào cũng có và ứng xử được.
          Đối với Hồ Chí Minh con người vừa là động lực vừa là mục tiêu giải phóng của cách mạng
          Trung thành với tư tưởng của chủ nghĩa yêu nước truyền thống về vai trò của con người trong sự nghiệp cứu quốc và với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử trong khi khẳng định mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người, Hồ Chí Minh cũng đồng thời khẳng đỉnhằng sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện.
II. TƯ TƯỞNG NHAN VĂN HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.     Sự nghiệp đổi mới và bài học của Hồ Chí Minh
Cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh là một chuỗi dài những gian nan thử thách những kiên trì và nhẫn nại, tin tưởng ở dân tộc và ở bản thân mình, Hồ Chí Minh đều vượt qua gian nan để đạt tới thắng lợi.
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đó là phương châm mà Hồ Chí Minh đã nêu ra cho toàn Đảng và bản thân mình. Cái “bất biến” đó chính là mục tiêu độc lập- tự do và chủ nghĩa xã hội. Chính là học thuyết Mác- Lênin, chính là niềm tin vào sức mạnh vô tận của quần chúng nhân dân và con người.
Với cái “bất biến” nói trên Đảng ta đã vạch đường đi cho đất nước: phát triển kinh tế, ổn định được chính trị xã hội. Trong hoàn cảnh khủng hoảng tan giã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước.
Đảng ta đã kế thừa ở Hồ Chí Minh một cái nhìn biện chứng và toàn diện khi giải quyết mọi vấn đề đất nước: gắn liền chính trị với kinh tế, vật chất và tinh thần, truyền thống và hiện đại, dân tộc và thế giới. Đảng đã phát huy tiềm năng vô tận của con người trong giai đoạn mới.
Với di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, sau 20 năm đổi mới đất nước chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, bước đầu đã thực hiện lòng mong mỏi suốt đời của Hồ Chí Minh là đem lại cho nhân dân đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc
Đến nay, Đảng ta nêu ra khẩu hiệu:” Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chính là khái quát và thựuc hiện lời dặn của Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội mới và con người mới. Dân giàu nước mạnh là mục tiêu phấn đấu của nước ta ngày nay, nhưng mục tiêu đó vẫn chưa đủ. Dân giàu, nước mạnh nhưng con người còn phải phấn đấu cho một xã hội công bằng dân chủ văn minh.
2.     Phấn đấu cho hạnh phúc của con người trong một xã hội công bằng
Công bằng xã hội là khát vọng của con người là tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Hồ Chí Minh đã từng nói: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng.
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, công bằng xã hội chấp nhận dảm bảo đồng thời cả lợi ích của người lao động lẫn lợi ích của các nhà đầu tư. Chấp nhận bình đẳng của mọi thành phần kinh tế tuy vẫn khẳng định vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước nhiệm vụ của chính sách xã hội là thống nhất nhân tố ấy trong mục tiêu phát triển kinh tế và hạn chế các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân. Chính sách xã họi đã được thể chế hoá bằng hệ thống pháp luật đảm bảo sự công bằng, bình đẳng với mọi người, mọi tầng lớp, mọi thành phần kinh tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.     Đào tạo những con người của xã hội văn minh
Hồ Chí Minh nói:” vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.” Sự nghiệp “trồng người” mà Hồ Chí Minh và Đảng ta dày công thực hiện thắng lợi mọi đường lối chủ trương chính sách cũng như mọi sự vững vàng kiên định của Đảng và nhân dân ta dân tộc ta trước mọi thử thách có ý nghĩa sống còn trên bình diện quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế.
          Theo tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục là biện pháp quan trọng nhất trong sự nghiệp “ trồng người”. Trong việc “trồng người” Hồ Chí Minh bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo đức: Người thường xuyên bồi đắp cái nền tảng ấy của con người. Người yêu cầu tất cả mọi người không trừ một ai đều phải trau dồi đạo đức cách mạng.
4.     Hồ Chí Minh với sự phát triển toàn diện của con người
Chủ nghĩa Mác coi con người là mục tiêu cao nhất của con người. Con người không chỉ là động lực mà luôn luôn là mục tiêu. Con người chỉ là động lực khi động lực ấy gắn liền với mục tiêu, góp phần thực hiện mục tiêu, con người mong được sống hạnh phúc, được phát triển mọi mặt để xứng đáng với con Người theo chữ viết hoa.
Để phục vụ sự nghiệp giải phóng con người và phấn đấu cho một kiểu con người đẹp nhất, Hồ Chí Minh phê phán cách nhìn phiến diện về con người. Về tiêu chuẩn cán bộ Người phê phán cách nhìn nhận chỉ chú trọng đức mà coi nhẹ tài. Chỉ chú trọng tài mà coi nhẹ đức. Về đào tạo người chú trọng phải phát triển đồng đều cẩhi mặt nhận thức tình cảm và ý chí, phải có sự thống nhất giữa trí, nhẫn, dũng. Trong vấn đề này Hồ Chí Minh là mẫu mực của một con người phát triển toàn diện. Người bình tĩnh, ung dung giải quyết mọi vấn đề trong lúc khẩn cấp nhất của đất nước. Người chan hoà với mọi tầng lớp nhân dân gần gũi với bạn bè trên khắp thế giới, thân thiện với các bậc tu hành của mọi tôn giáo.
Noi gường Người, chúng ta phấn đấu để xây dựng cho hôm nay và cả cho mai sau những con người toàn diện theo kiểu Hồ Chí Minh

PHẦN KẾT LUẬN

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn hành động nhằm đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cả cuộc đời Người không những thấm đượm tình đồng bào, đồng chí, tình năm châu, bốn bể, mà còn nặng nghĩa quên mình luôn đem lợi cho dân, suốt đời tận tuỵ mà không màng tới vinh lợi bản thân.
Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn cộng sản, nhưng không phải hoàn toàn giống như mọ người cộng sản khác, đó là chủ nghĩa nhân văn kết hợp với anh hùng và đạo lý.
Học tập, nghiên cứu tư tưởng nhânvăn Hồ Chí Minh ngày hôm nay khẳng định giá trị to lớn, trường tồn, vĩnh cửu của tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt tư tưởng nhân văn của Người. Đồng thời còn có tác dụngto lớn trong việc giáo dục mọi người hướng tới những giá trị nhân văn cao cả mà Người đã nêu ra và dày công vun đắp để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét