Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Contents
MỤC LỤC. -------------------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU- 4
1.1.     Tính cấp thiết của đề tài 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu- 5
1.2.1. Mục tiêu chung- 5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể- 5
1.3. Đối tượng và Nghiên cứu phạm vi 5
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu- 5
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu- 6
1.4. Đóng góp của đề tài. 6
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT- 7
2.1. Cơ sở lý luận- 7
2.1.1. Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất 7
2.1.2. Hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 8
2.1.3.  Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 8
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 10
2.1.4. Vận dụng lý luận địa tô của Các Mác vào việc định giá bồi thường thiệt hại đất và tài sản gắn liền với đất. 12
2.2. Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 13
2.2.1. Thực tiễn pháp lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Trung Quốc. 13
2.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam-- 15
2.2.3. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số địa phương của Việt Nam. 16
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- 27
3.1. Câu hỏi nghiên cứu. 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu. 28
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu. 28
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin- 28
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp- 28
3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp- 28
3.2.3 Phương pháp tổng hợp số liệu- 35
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu- 35
3.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu- 36
CHƯƠNG 4.  PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU- 37
4.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu- 37
4.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên- 37
4.2 Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của “Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”- 38
4.2.1. Giới thiệu về dự án- 38
4.3.1. Thuận lợi. 40
4.3.2. Khó khăn. 40
4.3.2.1. Về hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất 40
4.3.2.2. Về hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở. 41
4.3.2.3.Về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm-- 42
4.3.2.4. Về đối tượng đuợc bố trí tái định cư . 43
4.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bòi thường, hỗ trợ và tái định cư tại khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên. 44
4.4.2. Nhân tố tiêu cực. 44
4.5. Nhận xét, đánh giá về công tác bòi thường, hỗ trợ và tái định cư tại (địa điểm nghiên cứu). 45
4.5.1. Những mặt đạt được- 45
4.5.2. Những mặt hạn chế. 45
4.5.2.1. Đối với công tác giá đất: 45
4.5.2.2. Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 46
4.5.3. Nguyên nhân- 46
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN- 48
5.1. Các kết luận của vấn đề nghiên cứu- 48
5.2. Giải pháp hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên. 48
5.2.1. Phương hướng hoàn thiện công tác bòi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên- 48
5.2.2. Giải pháp cụ thể nhằm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên- 49
KẾT LUẬN- 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO- 52

 

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU

1.1.           Tính cấp thiết của đề tài

Sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh  quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển công nghiệp hoá -  hiện đại hoá đất nước . Để có mặt bằng xây dựng các dự án, Nhà nước phải thu hồi đất của nhân dân và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi.
Trong điều kiện quỹ đất cũng như các nguồn tài nguyên khác ngày càng hạn hẹp và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vấn đề về lợi ích kinh tế của tổ chức, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất ngày càng được quan tâm hơn. Vì vậy vấn đề bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất đang là một vấn đè mang tính thời sự cấp bách. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cũng là vấn đề phức tạp mang tính chất chính trị, kinh tế - xã hội tổng hợp, đòi hỏi được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, tổ chức và cá nhân. Đền bù thiệt hại về đất không chỉ thể hiện bản chất kinh tế các mối quan hệ về đất đai mà cũng thể hiện các mối quan hệ về chính trị , xã hội... Thực tế đó khẳng định công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong những năm qua là điều kiện tiên quyết khi triển khai thực hiện dự án.
Thành phố Thái Nguyên có diện tích lớn với  nền kinh tế nông nghiệp, thương mại và dịch vụ tương đối phát triển. Trên toàn địa bàn Thành phố Thái Nguyên có nhiều dự án đã và đang được đầu tư trong đó “ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên” đang được đầu tư nhưng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất đó là đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính, làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đất ở và nhà cửa cũng như vật kiến trúc, hoa màu trên đất là tài sản rất lớn của nông dân nơi đây. Việc bồi thường, hỗ trợ chưa tương xứng với mức độ thiệt hại đã gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân, từ đó đã có không ít trường hợp người dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Xuất phát từ thực tiễn trên em xin tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. Nhằm điều tra, tìm hiểu thực trạng và tìm ra nguyên nhân gây cản trở, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, hỗ, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất “Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên”.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của “ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên”
- Rút ra những ưu điểm và vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại “ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên”.
- Đề xuất ý kiến, góp phần hoàn thiện và đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng..

1.3. Đối tượng và Nghiên cứu phạm vi

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các báo cáo, tổng kết “ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên” của các đơn vị đầu tư và các sở ban ngành liên quan đến bồi thường , hỗ trợ và tái định cư.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 và Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian:
- Phạm vi không gian: dự án được lựa chọn “ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên”
- Phạm vi nội dung: công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại  khu dân cư số 4 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên.

1.4. Đóng góp của đề tài.

 - Nghiên cứu này giúp các hộ gia đình trong tổ 4 phường tân lập, TP Thái Nguyên hiểu rõ hơn về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của nhà nước. Từ đó người dân cũng hiểu được về các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nhà nước ban hành.
-  Các dự án chuẩn bị thực hiện trên địa bàn nghiên cứu có thể lấy kết quả nghiên cứu này làm nguồn tham khảo trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại một địa bàn nào đó.


CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

ü  Khái niệm
Trong đời sống hàng ngày, “ bồi thường” là thuật ngữ được sử dụng trong trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác và họ phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Bồi thường” là “Đền bù những tổn hại
gây ra”; 
Theo Khoản 6 Điều 4 Luật đất đai 2003: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồ
đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất  đối với diện tích đất bị thu
hồi cho người bị thu hồi đất
ü  Đặc điểm của bồi thường  khi nhà nước thu hồi đất
- Bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bù đắp tổn thất về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Trách nhiệm này được quy định trong Luật đất đai;
 - Bồi thường là hậu quả pháp lý trực tiếp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Điều này có nghĩa là chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính về thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 - Bồi thường được thực hiện trong mối quan hệ song phương giữa một bên là Nhà nước (chủ thể có hành vi thu hồi đất) với bên kia là người chịu tổn hại về quyền và lợi ích hợp pháp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra;
 - Căn cứ để xác định bồi thường là diện tích thực tế bị thu hồi; thiệt hại thực tế về tài sản, cây cối, hoa màu trên đất và khung giá đất do Nhà nước quy định tại thời điểm thu hồi đất;
 - Người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất muốn được bồi thường về đất phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định;
- Người bị Nhà nước thu hồi đất không chỉ được bồi thường về đất mà còn được bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất và được hưởng các chính sách hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước nhằm nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất;

2.1.2. Hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

            Theo khoản 7 Điều 4 Luật đất đai năm 2003: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi 
đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố
trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới
”;
Theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì tái định cư được giải thích là: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
            1. Bồi thường bằng nhà ở.
            2. Bồi thường bằng giao đất ở mới.
            3. Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.” (Điều 4);   [9, tr1]
Căn cứ vào quy định này và nội dung các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng ta có thể hiểu: “Tái định cư là việc người sử dụng đất được bố trí nơi ở mới bằng một trong các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi thường bằng giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới khi họ bị Nhà nước thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở”. [16, tr2]

2.1.3.  Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

         Thu hồi đất không chỉ làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai (làm chấm dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất) mà còn “đụng chạm” đến lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan: Lợi ích của người bị thu hồi đất; lợi ích của Nhà nước, của xã hội; lợi ích của người hưởng lợi từ việc thu hồi đất (các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân …).
         Do vậy trên thực tế việc giải quyết hậu quả của việc thu hồi đất (thực chất là xử lý hài hòa lợi ích kinh tế giữa cácc bên) gặp rất khó khăn, phức tạp. Việc giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ mang lại ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện;
v Về phương diện chính trị
         Các chính sách, pháp luật về đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định về chính trị. Điều này có nghĩa là nếu chủ trương, chính sách pháp luật đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và được thực thi nghiêm túc sẽ góp phần vào việc duy trì và củng cố sự ổn định chính trị. Ngược lại, sẽ làm phát sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về chính trị.
         Với quan niệm truyền thống của người Việt Nam “cú an cư mới lạc nghiệp” thì việc bị mất đất đai, nhà cửa thực sự là một “cỳ sốc” đối với người bị thu hồi đất. Do vậy, họ phản ứng rất gay gắt, quyết liệt thông qua việc khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài nếu không được bồi thường, tái định cư thỏa đáng. Các khiếu kiện về đất đai nói chung và khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị và dễ phát sinh thành các “điểm núng”; cho nên việc giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là thực hiện tốt chính sách an dân để phát triển kinh tế xã hội góp phần vào việc duy trì, củng cố sự ổn định về chính trị.
v Về phương diện kinh tế - xã hội
            Thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là điều kiện để doanh nghiệp sớm có mặt bằng triển khai các dự án đầu tư góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta. Hơn nữa, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững sẽ có điều kiện để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần vào công cuộc “xúa đúi, giảm nghốo” và tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo;

            Về phía người sử dụng đất, thực hiện tốt bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp cho họ và các thành viên khác trong gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống để tập trung sản xuất góp phần cải thiện và nâng cao mức sống. Hơn nữa điều này cũn giỳp củng cố niềm tin của người bị thu hồi đất vào đường lối, chủ trương, chính sách; pháp luật của Đảng và Nhà nước; đồng thời loại trừ cơ hội để kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện, đối đầu với chính quyền nhằm gây mất ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội và làm đình trệ sản xuất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét